Xem thêm: Bài 7: Gia đình thương yêu
Câu 1 trang 17 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Ấn tượng của em sau khi đọc VB Gửi em và con là gì? Vì sao em có ấn tượng đó?
Phương pháp:
Đọc kĩ mục Tri thức đọc hiểu trong SGK Ngữ văn 6, tập hai. tr. 5
Trả lời:
Em cần nêu ấn tượng của em sau khi đọc bài thơ Gửi em và con. Đó có thể là một cảm xúc, một suy nghĩ,... mà bài thơ gợi lên trong em. (ví dụ: lời nhắn nhủ chân thành mà người cha dành cho hai mẹ con; hoặc lời tâm sự dù gian khó nhưng cha mẹ vẫn luôn dành tình yêu thương đến con…)
Em cần giải thích vì sao em có ấn tượng đó bằng cách chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh,... đặc biệt làm cho em chú ý, quan tâm, gợi lên trong em cảm xúc đó.
Câu 2 trang 17 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
VB Gửi em và con thể hiện những đặc điểm nào của thể loại thơ? Hãy kẻ lại bảng sau vào vở và ghi vào cột bên phải theo gợi ý:
Đặc điểm |
Thể hiện trong VB Gửi em và con |
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt |
Số dòng, số khổ, vần, nhịp của bài thơ? |
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ |
Bài thơ diễn tả tình cảm, cảm xúc gì của nhà thơ? |
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh |
Ngôn ngữ bài thơ thế nào (tính hàm súc, tính nhạc điệu, hình ảnh) |
Việc miêu tả một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng… cùng với việc kể lại ngắn gọn sự việc, câu chuyện… làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn và góp phần làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài thơ thêm sâu sắc, độc đáo |
Gợi ý: chỉ ra những yếu tố miêu tả và tự sự trong bài thơ và nhận xét tác dụng của chúng? |
Trả lời:
Đặc điểm |
Thể hiện trong VB Gửi em và con |
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt |
Bài thơ có 7 đoạn thơ, được viết theo thể thơ tự do |
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ |
Bài thơ diễn tả tình cảm yêu thương vợ con, niềm hi vọng đặt vào đứa con sắp chào đời của tác giả |
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh |
Dùng nhiều hình ảnh gợi tả như trái, mầm xanh, bến, biển, mái che, cánh buồm |
Việc miêu tả một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng… cùng với việc kể lại ngắn gọn sự việc, câu chuyện… làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn và góp phần làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong bài thơ thêm sâu sắc, độc đáo |
Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự cùng với biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh |
Câu 3 trang 18 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Xác định và nêu tác dụng biểu đạt của các yếu tố miêu tả và tự sự trong hai khổ thơ sau:
Lần đầu tiên nghe con trở đạp
Em quặn lòng nhưng náo nức yêu thương
Tháng thứ tám mang thai, em mệt
Da xanh gầy đôi mắt cũng to hơn.
...
Em nhẹ bước đi nâng niu gìn giữ
Cắt áo mềm may mũ bé cho con
Anh quên đi bao nỗi lo buồn
Nghe con khỏe ngày thêm đạp mạnh.
Trả lời:
Yếu tố miêu tả: mô tả một vài đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng... Ví đụ: trong hai khổ thơ, tác giả đã miêu tả rõ hình ảnh người mẹ mệt mỏi, da xanh gầy, mắt to nhưng lòng náo nức yêu thương vì thai ngày càng lớn.
Yếu tố tự sự: kể lại ngắn gọn sự việc, câu chuyện.... Ví dụ, trong hai khổ thơ, tác giả đã kể lại sự việc người vợ mang thai với những chi tiết cụ thể như con trở đạp, mẹ mệt và đi lại cẩn thận hơn để giữ an toàn cho thai nhi, mẹ may mũ cho con...
Tác dụng: làm cho bài thơ giàu hình ảnh, sinh động và góp phần tạo nên nét độc đáo riêng.
Câu 4 trang 18 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Xác định và nêu tác dụng biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ sau:
Anh mong đợi ngày cha con gặp mặt
Con thân yêu người bạn nhỏ của cha
Mẹ là cây con là trái là hoa
Trong gian khổ con là mầm xanh biếc.
...
Mẹ bấm ngón tay mong con lắm đấy
Cha chờ con càng yêu mẹ của con
Thay đổi đời cha sinh nở đời con
Mẹ là bến của mênh mông biển thắm
Mẹ là mái che đời cha mưa nắng
Con là cánh buồm cha gửi đến mai sau.
Phương pháp:
Đọc kĩ hai khổ thơ và xác định biện pháp tư từ
Trả lời:
- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh
=> Tác dụng: Những hình ảnh so sánh mẹ là cây, con là trái, là hoa,... là mầm xanh biếc làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự gắn bó yêu thương của mẹ và con. Việc so sánh mẹ với bến của mênh mông biển thẳm, với mái che đời cha, con với cánh buồm gửi đến mái sau cũng làm cho câu thơ thêm phần sinh động, giúp người đọc hiểu thêm được tình cảm của người cha danh cho vợ (yêu thương, tin cậy) và con (hi vọng)
Câu 5 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Em hãy nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong bài thơ. Theo em, những điều này đã tạo nên nét độc đáo gì cho bài thơ?
Phương pháp:
Đọc kĩ VB và nêu nhận xét
Trả lời:
- Cách dùng từ ngữ sinh động, thể hiện được tình cảm gia đình, tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ, người cha dành cho đứa con của mình: trái, mầm xanh, hoa, bến, biển, mái che, cánh buồm.
- Biện pháp tu từ so sánh làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự gắn bó yêu thương của mẹ và con
=> Những điều này đã tạo nên một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng xuyên suốt cả bài thơ, giúp cho người đọc thấy được sự chân thành của người cha, mẹ, con trong một gia đình.
Câu 6 trang 19 - SBT Ngữ Văn 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi:
Qua ngôn ngữ và cách trình bày của bài thơ, em biết được gì về tình cảm, cảm xúc của tác giả?
Phương pháp:
Đọc kĩ VB và nêu suy nghĩ của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả
Trả lời:
Qua ngôn ngữ và cách trình bày của bài thơ, em thấy được tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho người vợ sắp sinh, người con sắp trào đời của mình là vô cùng lớn lao. Người cha quan tâm đến từng cảm nhận của vợ: từ nay trong tim em có hai trái tim, trong mắt em có gì như ánh lửa, em nhẹ đi nâng niu, em may mũ cho con…. Không chỉ vậy, cha còn nhắn nhủ, gửi gắm cho sinh linh bé bỏng vẫn còn trong bụng: con là trái là hoa, con là mầm xanh biếc, cha mẹ chờ mong con,…
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục