Có những cặp oxi hoá - khử sau: \(F{e^{2 + }}/Fe;C{u^{2 + }}/Cu;F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}.\)
a) Fe có thể bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(CuC{l_2}\) không? Giải thích và viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn, nếu có.
b) Cu có thể bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(FeC{l_2}\) không? Giải thích và viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn, nếu có.
Đáp án
a) Fe bị oxi hoá trong các dung dịch \(FeC{l_3}\) và trong dung dịch \(CuC{l_2}\) vì
\(E_{F{e^{3 + }}/Fe^{2+}}^0 > E_{C{u^{2 + }}/Cu}^0 > E_{F{e^{2 + }}/Fe}^0\)
Các phương trình hoá học
\(\eqalign{& 2F{e^{3 + }} + Fe \to 3F{e^{2 + }} \cr & C{u^{2 + }} + Fe \to Cu + F{e^{2 + }} \cr} \)
b) Cu bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_3}\), nhưng không bị oxi hoá trong dung dịch \(FeC{l_2}\). Do thế điện cực chuẩn của cặp \(C{u^{2 + }}/Cu\) nhỏ hơn cặp \(F{e^{3 + }}/F{e^{2 + }}\)
Phương trình hoá học : \(2F{e^{3 + }} + Cu \to 2F{e^{2 + }} + C{u^{2 + }}\)
Sachbaitap.com
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục