Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trang 102, 103, 104 Sách bài tập Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài tập trang 102, 103, 104 SBT Toán 6 Chân trời sáng tạo tập 2, bài tập cuối chương 8. Hình học phẳng. Các hình học cơ bản: bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Hãy nối mỗi hình ảnh ở cột bên trái với tên một hình hình học phù hợp.

Bài 1 trang 102 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hãy nối mỗi hình ảnh ở cột bên trái với tên một hình hình học phù hợp.

Trả lời:

Hình ảnh (1) là những ngôi sao trên bầu trời đêm, khi nhìn xa ta chỉ thấy các điểm sáng. Do đó, (1) nối với (A).

Hình ảnh (2) là một người đang nâng tạ, quả tạ thể hiện như đoạn thẳng (bị giới hạn hai đầu). Do đó, (2) nối với (D).

Hình ảnh (3) là một hai chùm tia sáng, chùm sáng có đặc điểm xuất phát từ một điểm (nguồn sáng) và chiếu loe rộng ra nhiều phía thể hiện như tia. Do đó, (3) nối với (B).

Hình ảnh (4) là đường ống dẫn nước, kéo dài qua rất nhiều nơi (có thể coi như nó không bị giới hạn hai đầu) nên ống nước thể hiện như đường thẳng. Do đó, (4) nối với (C).

Vậy ta nối được như sau:

(1) – (A);

(2) – (D);

(3) – (B);

(4) – (C).

Bài 2 trang 103 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Cho ba điểm M, N, P nằm trên cùng một đường thẳng xy theo thứ tự đó.

a) Hãy kể tên tất cả các đoạn thẳng được tạo thành có các đầu mút là hai trong số ba điểm đó.

b) Hãy kể tên các tia có gốc lần lượt là M, N và P.

Phương pháp:

Vẽ đường thẳng xy, lấy các điểm M, N, P.

Liệt kê đoạn thẳng bằng cách chọn 2 trong điểm.

Liệt kê tia theo từng điểm gốc.

Trả lời:

Cách vẽ:

- Vẽ đường thẳng xy.

- Trên đường thẳng xy, lấy các điểm M, N, P theo thứ tự (như hình vẽ).

a) Liệt kê các đoạn thẳng bằng cách chọn hai trong ba điểm đã cho.

- Chọn hai điểm M và N, ta được đoạn thẳng MN (đoạn thẳng MN và NM đều là một nên ta chỉ liệt kê một lần).

- Chọn hai điểm N và P, ta được đoạn thẳng NP.

- Chọn hai điểm M và P, ta được đoạn thẳng MP.

Vậy các đoạn thẳng có trên hình vẽ là: MN, NP, MP.

b) Liệt kê tia theo từng điểm gốc.

- Chọn điểm gốc M, ta có các tia: Mx, My (ở đây tia My, MN, MP đều trùng nhau nên ta chỉ liệt kê một lần).

- Chọn điểm gốc N, ta có các tia: Nx, Ny (ở đây tia Ny, NP đều trùng nhau nên ta chỉ liệt kê một lần, tia Nx, NM đều trùng nhau nên ta chỉ liệt kê một lần).

Bài 3 trang 103 - SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hãy gọi tên các đường thẳng, đoạn thẳng, tia có trong các hình dưới đây.

Trả lời:

Các đường thẳng: a, MN

Các tia: AD, MN, NM, RT

Các đoạn thẳng: AD, BC, MN, RT

Bài 4 trang 103- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

 Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài:

a) 6 cm;

b) 4,3 cm;

c) Nhỏ hơn 5 cm.

Phương pháp:

Cách vẽ đoạn thẳng đã biết độ dài a cm:

- Đặt mép thước trùng với đường kẻ ngang trong vở, vạch điểm 0, kí hiệu là A.

- Kẻ từ 0 đến số a cm trên thước thì dừng lại và vạch điểm kết thúc, kí hiệu là B

Trả lời:

a) Cách vẽ đoạn thẳng AB = 6 cm:

- Đặt mép thước trùng với đường kẻ ngang trong vở, vạch điểm 0, kí hiệu là A.

- Kẻ từ 0 đến số 6 cm trên thước thì dừng lại và vạch điểm kết thúc, kí hiệu là B.

Ta được đoạn thẳng AB như hình vẽ dưới

b) Cách vẽ đoạn thẳng AB = 4,3 cm:

- Đặt mép thước trùng với đường kẻ ngang trong vở, vạch điểm 0, kí hiệu là A.

- Kẻ từ 0 đến số 4,3 cm trên thước thì dừng lại và vạch điểm kết thúc, kí hiệu là B.

Ta được đoạn thẳng AB như hình vẽ:

c) Đoạn thẳng AB < 5cm, chẳng hạn đoạn thẳng AB = 3 cm.

Cách vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm:

- Đặt mép thước trùng với đường kẻ ngang trong vở, vạch điểm 0, kí hiệu là A.

- Kẻ từ 0 đến số 3 cm trên thước thì dừng lại và vạch điểm kết thúc, kí hiệu là B.

Ta được đoạn thẳng AB như hình vẽ trên

Bài 5 trang 104- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

ẽ ba đoạn thẳng AB, MN và PQ cùng có trung điểm I.

Phương pháp:

Cách 1: Vẽ cả 3 đoạn thẳng trên một đường thẳng

Cách 2: 3 đoạn thẳng không cùng nằm trên một đường thẳng

Trả lời:

Ba đoạn thẳng AB, MN và PQ cùng có trung điểm I nên:

IA = IB = AB : 2;

IM = IN = MN : 2;

IP = IQ = PQ : 2.

Ta có thể vẽ hình theo hai cách sau:

Cách 1: Tất cả các điểm đều nằm trên một đường thẳng hay cả ba đoạn thẳng trên một đường thẳng.

Ba đoạn thẳng AB, MN và PQ cùng có trung điểm I nên độ dài của ba đoạn thẳng này khác nhau (vì nếu bằng nhau thì ba đoạn thẳng này trùng nhau).

Chẳng hạn: AB > PQ > MN.

- Vẽ một đường thẳng bất kỳ, lấy điểm I thuộc đường thẳng này.

- Ta lấy các điểm A, B, P, Q, M, N thuộc đường thẳng này sao cho IA = IB, IP = IQ, IM = IN.

Ta có ba đoạn thẳng AB, MN và PQ cùng có trung điểm I như hình vẽ:

Cách 2: Tất cả các điểm không cùng nằm trên một đường thẳng hay ba đoạn thẳng không cùng nằm trên một đường thẳng.

Cách vẽ:

- Lấy điểm I bất kì.

- Qua I vẽ ba đường thẳng phân biệt (không có đường thẳng nào trùng nhau)

- Trên đường thẳng thứ nhất, lấy điểm A và B khác phía với điểm I sao cho IA = IB.

- Trên đường thẳng thứ hai, lấy điểm M và N khác phía với điểm I sao cho IM = IN.

- Trên đường thẳng thứ ba, lấy điểm P và Q khác phía so với điểm I sao cho IP = IQ.

Ta có ba đoạn thẳng AB, MN và PQ cùng có trung điểm I như hình vẽ:

 

Bài 6 trang 104- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB, M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Biết AC = 12 cm. Tính độ dài IM.

Phương pháp:

Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì IA = IB

Nếu B nằm giữa A và C thì AB + BC = AC.

Trả lời:

Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên IA = IB = AB/2.

Vì M là trung điểm của đoạn thẳng BC nên MB = MC = BC/2.

Vì B nằm giữa hai điểm A, C và hai điểm I, M lần lượt là trung điểm của AB và BC.

Nên B nằm giữa hai điểm I và M.

Do đó IM = IB + BM.

IM = 12/2 = 6 (cm).

Vậy độ dài IM = 6 cm.

Bài 7 trang 104- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hình nào sau đây thể hiện cách đặt thước đo góc xOy đúng?

Phương pháp:

Cách đặt thước để đo góc xOy: Đặt mép thước trùng với một cạnh của góc và tâm của thước trùng với đỉnh O của góc

Trả lời:

Cách đặt thước để đo góc xOy: Đặt mép thước trùng với một cạnh của góc và tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Hình a) tâm của thước trùng với đỉnh O của góc xOy nhưng mép thước không với một cạnh của góc nên cách đặt này sai.

Hình b) mép thước trùng với tia Ox của góc xOy và tâm của thước trùng với đỉnh O của góc nên cách đặt này đúng.

Vậy hình b) thể hiện cách đặt thước đo góc đúng để đo góc xOy.

Bài 8 trang 104- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi:

Hãy vẽ hình và điền loại góc phù hợp với số đo góc ở cột thứ nhất vào bảng dưới đây:

phương pháp:

+ góc vuông là góc có số đo \({90^o}\)

+ góc bẹt là góc có số đo \({180^o}\)

+ góc nhọn là góc có số đo lớn hơn \({0^o}\)và nhỏ hơn \({90^o}\)

+ góc tù là góc có số đo lớn hơn \({90^o}\)và nhỏ hơn \({180^o}\)

Trả lời:

- Góc vuông là góc có số đo 90o.

- Góc bẹt là góc có số đo 180o.

- Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 0và nhỏ hơn 90o.

- Góc tù là góc có số đo lớn hơn 90và nhỏ hơn 180o.

Ta có bảng sau:

Bài 9 trang 104- SBT Toán 6 tập 2 - Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: 

Em hãy xác định xem mỗi góc dưới đây là góc vuông, góc nhọn hay góc tù. Dùng thước đo góc để chỉ ra số đo của mỗi góc đó.

Phương pháp:

+ góc vuông là góc có số đo \({90^o}\)

+ góc bẹt là góc có số đo \({180^o}\)

+ góc nhọn là góc có số đo lớn hơn \({0^o}\)và nhỏ hơn \({90^o}\)

+ góc tù là góc có số đo lớn hơn \({90^o}\)và nhỏ hơn \({180^o}\)

Trả lời:

Đo số đo của tất cả các góc trong hình vẽ, ta được:

∠A = 40o, ∠B = 137o, ∠C = 80o, ∠D = 148o, ∠E = 15o, ∠F = 90o.

Vậy:

Góc nhọn: góc A, góc C, góc E.

Góc vuông: góc F.

Góc tù: góc B, góc D. 

Sachbaitap.com

Bài viết liên quan