Bài 1 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Hãy đọc tên các tia gốc O trong Hình 62.
Phương pháp:
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia Ox.
Lời giải:
Các tia gốc O có trong hình là: OA, Ox, OB và Oy
Bài 2 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Điểm A thuộc tia BC.
b) Điểm D thuộc tia BC.
Phương pháp:
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia Ox.
Lời giải:
a) Điểm A thuộc tia BC: SAI
b) Điểm D thuộc tia BC: ĐÚNG
Bài 3 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Quan sát Hình 63. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Hai tia BC và BD trùng nhau.
b) Hai tia OA và CA trùng nhau.
c) Hai tia BA và BD đối nhau.
d) Hai tia BA và CD đối nhau.
Phương pháp:
- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
- Hai tia trùng nhau khi nó chung gốc, mọi điểm thuộc tia này cũng thuộc tia kia.
Lời giải:
a) Tia BC và tia BD là hai tia chung gốc B và cùng hướng sang bên phải nên hai tia BC và BD trùng nhau. Do đó phát biểu a) sai.
b) Tia DA và tia CA không chung gốc nên hai tia này không trùng nhau. Do đó b) sai.
c) Tia BA và BD có chung gốc B và hướng sang hai hướng ngược nhau nên tia BA và tia BD đối nhau. Do đó c) đúng.
d) Vì tia BA và CD không chung gốc nên hai tia này không đối nhau. Do đó d) sai.
Bài 4 trang 92 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Quan sát Hình 64.
a) Viết ba tia gốc A và ba tia gốc B.
b) Viết hai tia trùng nhau gốc A và hai tia trùng nhau gốc B.
c) Viết hai tia đối nhau gốc A và hai tia đối nhau gốc B.
Phương pháp:
- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
- Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.
Lời giải:
a) Ba tia gốc A là: Ax, AB và Ay.
Ba tia gốc B là: Bx, BA, By.
b) Hai tia trùng nhau gốc A là: tia AB và tia Ay.
Hai tia trùng nhau gốc B là: BA và Bx.
c) Hai tia đối nhau gốc A là: Ax và AB (hay Ax và Ay).
Hai tia đối nhau gốc B là: Bx và By (hay BA và By).
Bài 5 trang 93 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau:
a) Điểm I bất kì nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia [?] và [?]
b) Điểm K nằm giữa hai điểm M và N thì:
- Hai tia [?] và [?] đối nhau;
- Hai tia MK và [?] trùng nhau;
- Hai tia NK và NM [?].
Phương pháp:
- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
- Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là hai tia trùng nhau.
Lời giải:
a) Điểm I bất kỳ nằm trên đường thẳng xy là gốc chung của hai tia [Ix] và [Iy]
b) Điểm K nằm giữa hai điểm M và N thì:
- Hai tia [KM] và [KN] đối nhau
- Hai tia MK và [MN] trùng nhau
- Hai tia NK và NM [trùng nhau]
Bài 6 trang 93 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Trong các câu sau, câu nào đúng?
a) Hai tia chung gốc thì đối nhau.
b) Hai tia chung gốc cùng nằm trên một đường thẳng thì đối nhau.
c) Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng thì đối nhau.
Phương pháp:
- Hai tia chung gốc Ox và Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau.
Lời giải:
Hai tia chung gốc thì có thể đối nhau hoặc trùng nhau. Do đó phát biểu a) sai.
Hai tia chung gốc cùng nằm trên một đường thẳng thì có thể đối nhau hoặc trùng nhau. Do đó phát biểu b) sai.
Hai tia chung gốc tạo thành một đường thẳng thì hai tia đó đối nhau. Do đó c) đúng.
Bài 7 trang 93 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Cho hai tia đối nhau Ax và Ay. Lấy điểm M thuộc tia Ax, điểm N thuộc tia Ay (M và N khác A).
a) Trong ba điểm A, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
b) Hai điểm A và N nằm cùng phía hay khác phía đối với điểm M?
Phương pháp:
Vẽ hình, quan sát và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a) Ta có: Ax và Ay là hai tia đối nhau mà M thuộc tia Ax, N thuộc tia Ay nên M và N nằm khác phía so với điểm A hay điểm A nằm giữa hai điểm M và N.
Vậy trong ba điểm A, M, N điểm A nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Hai điểm A và N nằm cùng phía đối với điểm M.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục