Bài 1 trang 87 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Quan sát Hình 49 và cho biết: điểm nào thuộc đoạn thẳng MN, điểm nào không thuộc đoạn thẳng MN.
Phương pháp:
Quan sát Hình 49 và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Dựa vào hình vẽ, ta thấy:
Hai điểm M và N thuộc đoạn thẳng MN, điểm P nằm giữa hai điểm M và N nên điểm P là điểm thuộc đoạn thẳng MN.
Điểm Q khác hai điểm M và N, không nằm giữa M và N nên điểm Q không thuộc đoạn thẳng MN.
Bài 2 trang 88 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Vẽ đoạn thẳng PQ. Vẽ điểm I thuộc đoạn thẳng PQ và điểm K không thuộc đoạn thẳng PQ.
Phương pháp:
Điểm thuộc đoạn thẳng là điểm nằm trên đoạn thẳng
Điểm không thuộc đoạn thẳng là điểm nằm ngoài đoạn thẳng.
Lời giải:
Bài 3 trang 88 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Phát biểu đầy đủ các khẳng định sau đây:
a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm [?] nằm giữa hai điểm [?], [?] và hai đoạn thẳng [?], [?] bằng nhau.
b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm [?] là trung điểm của đoạn thẳng [?]
Phương pháp:
Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho MA = MB.
Lời giải:
a) Nếu điểm C là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì điểm [C] nằm giữa hai điểm [P], [Q] và hai đoạn thẳng [CP], [CQ] bằng nhau.
b) Nếu điểm G nằm giữa hai điểm I, K và GI = GK thì điểm [G] là trung điểm của đoạn thẳng [IK].
Bài 4 trang 88 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Quan sát Hình 50.
a) Điểm I thuộc những đoạn thẳng nào?
b) Điểm I là trung điểm của những đoạn thẳng nào?
c) Điểm A không thuộc những đoạn thẳng nào?
Phương pháp:
a) Quan sát hình vẽ để chỉ ra điểm I thuộc những đoạn thẳng nào.
b) Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa hai điểm A, B sao cho MA = MB.
c) Quan sát hình vẽ để chỉ ra điểm I không thuộc những đoạn thẳng nào.
Lời giải:
a) Quan sát Hình 50, ta có:
Trong ba điểm thẳng hàng A, I, B điểm I nằm giữa hai điểm A và B nên I thuộc đoạn thẳng AB.
Trong ba điểm thẳng hàng C, I, D điểm I nằm giữa hai điểm C và D nên I thuộc đoạn thẳng CD.
b) Ta có I nằm giữa hai điểm A và B, IA = IB = 3cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Ta có I nằm giữa hai điểm C và D, IC = ID = 4cm nên I là trung điểm của đoạn thẳng CD.
Vậy I là trung điểm của đoạn thẳng AB và đoạn thẳng CD.
c) Điểm A khác hai điểm I, C và không nằm giữa hai điểm I và C nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IC.
Điểm A khác hai điểm I, D và không nằm giữa hai điểm I và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng ID.
Điểm A khác hai điểm C, D và không nằm giữa hai điểm C và D nên điểm A không thuộc đoạn thẳng CD.
Điểm A khác hai điểm I, B và không nằm giữa hai điểm I và B nên điểm A không thuộc đoạn thẳng IB.
Vậy điểm A không thuộc các đoạn thẳng IC, ID, CD và IB.
Bài 5 trang 88 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Trong Hình 51, biết AB = 4cm, BC = 7 cm, CD = 3 cm, AD = 9 cm.
a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD.
b) So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và độ dài đoạn thẳng AD.
Phương pháp:
Tính độ dài đường gấp khúc và so sánh.
Lời giải:
a) Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng:
\(AB + BC + CD = 4 + 7 + 3 = 14\,\,(cm)\)
b) Ta có: Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng 14 cm và độ dài cạnh AD dài 9 cm nên:
Độ dài đường gấp khúc ABCD lớn hơn độ dài cạnh AD.
Bài 6 trang 88 SGK Toán 6 tập 2 - Cánh Diều
Hãy tìm một số hình ảnh về đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng trong thực tiễn.
Phương pháp:
Quan sát xung quanh, tìm một số hình ảnh về đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng
Lời giải:
+) Bập bênh: Điểm tựa của bập bênh chính là trung điểm của thanh ngồi.
Điểm đặt trục M của cân sẽ là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục