Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 trang 7, 8 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Bình chọn:
4 trên 24 phiếu

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 7, 8 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 Bài 1.4 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức: Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết các tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Bài 1.1 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho hai tập hợp:

A = {a, b,c, x, y} và B = {b, d, y, t, u,v}.

Dùng kí hiệu “\( \in \)” hoặc “\( \notin \)” để trả lời câu hỏi: Mỗi phần tử a, b, x, u thuộc tập hợp nào và không thuộc tập hợp nào?

Lời giải: 

Phần tử a thuộc tập hợp A và không thuộc tập hợp B nên ta kí hiệu:\(a \in A;a \notin B\)

Tương tự với các phần tử khác:

\(b \in A;b \in B\);

\(x \in A;x \notin B\)

\(u \notin A;u \in B\)

Bài 1.2 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho tập hợp hợp U = {\(x \in \mathbb{N}\)| x chia hết cho 3}.

Trong các số 3, 5, 6, 0, 7 số nào thuộc và số nào không thuộc tập hợp U

Lời giải: 

Tập hợp U là tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3.

Số 3 là số tự nhiên chia hết cho 3 nên 3 thuộc U

Số 5 là số tự nhiên không chia hết cho 3 nên 5 không thuộc U

Tương tự, số 6 và số 0 thuộc U. Số 7 không thuộc U.

Bài 1.3 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết các tập hợp sau:

a) Tập hợp K các số tự nhiên nhỏ hơn 7;

b) Tập hợp D tên các tháng (dương lịch) có 30 ngày;

c) Tập hợp M các chữ cái tiếng Việt trong từ “ ĐIỆN BIÊN PHỦ”

Lời giải:

a) Các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6

Do đó tập hợp K gồm các phần tử: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6

Vì vậy, ta viết: K = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}.

b) Ta đã biết các tháng dương lịch có 30 ngày là: Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11

Do đó tập hợp D gồm các phần tử:  Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11

Vì vậy, ta viết: D = {Tháng 4; Tháng 6; Tháng 9; Tháng 11}.

c) Các chữ cái tiếng Việt trong từ “ĐIỆN BIÊN PHỦ” gồm Đ, I, Ê, N, B, I, Ê, N, P, H, U

Trong các chữ cái trên, chữ I được xuất hiện 2 lần, chữ Ê cũng được xuất hiện 2 lần, chữ N xuất hiện 2 lần nhưng ta chỉ viết trong tập hợp mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái M = {Đ; I; Ê; N; B; P; H; U}.

Bài 1.4 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng, hãy viết các tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10.

Lời giải:

Giả sử n là số tự nhiên nhỏ hơn 10, khi đó n ∈ ℕ và n < 10.

Vì tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 10, do đó ta viết được tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng như sau:

A = {n ∈ ℕ | n < 10}

Bài 1.5 trang 7 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm và 8 thiên thể quay quanh Mặt Trời gọi là các hành tinh. Đó là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương. Gọi S là tập các hành tinh của Hệ Mặt Trời. Hãy viết tập S bằng cách liệt kê các phần tử của S.

Lời giải:

Các hành tinh của hệ Mặt Trời là: Thủy Tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.

Do đó ta viết tập hợp S bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp như sau:

S = {Thủy Tinh; Kim tinh; Trái Đất; Hỏa tinh; Mộc tinh; Thổ tinh; Thiên Vương tinh; Hải Vương tinh}.

Chú ý: Các phần tử của tập hợp ngăn cách nhau bởi dấu “;”.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan