Xem thêm: Tuần 7. Trải nghiệm và khám phá
Câu 1 trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Tìm thông tin về nhân vật cún trong câu chuyện theo gợi ý.
Lời giải:
- Tên: Cún
- Nơi ở: sống trong ngôi nhà nhỏ trong dãy phố với những mái tôn cũ kĩ và con đường lầy lội mùa mưa.
- Hình dáng: quá nhỏ
- Tính cách: tò mò, năng động, ham học hỏi
- Tiếng kêu: ắng! ắng...
Câu 2 trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Những chi tiết nào cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài?
Lời giải:
Những chi tiết cho thấy cún rất tò mò muốn biết về dãy phố bên ngoài là:
- Cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?”
- Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: Ắng! Ắng!...
Câu 3 trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra điều gì?
Lời giải:
Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra bao nhiêu điều mới lạ mở òa ra trước mắt. Phố tiếp phố. Làng tiếp làng. Bến sông này nối dài tới bến sống khác,... cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận.
Câu 4 trang 60 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Tìm những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún và giải thích vì sao cún có những cảm xúc đó.
Lời giải:
- Những từ ngữ chỉ cảm xúc của cún là: tò mò, bực mình, mừng rỡ
- Cún có những cảm xúc như vậy là do cún tò mò về cuộc sống không chỉ ở cuối phố mà còn ở nhiều nơi khác. Cún vui mừng khi được khám phá chân trời mới.
Câu 5 trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Hãy tưởng tượng em cùng cún đi trên dãy phố trong bài đọc, em sẽ thấy những gì?
Lời giải:
- Nhìn: Con đường trước nhà khô ráo sau trận gió đêm. Con đường dốc dần lên cao.
- Nghe: Tiếng gió thổi mát rượi bất chợt ùa đến.
- Ngửi: Mùi bùn khô từ những bến sông với con đò đang trôi xa bờ, từ dọc bờ sông bên kia thổi vào.
- Cảm xúc: em cảm thấy vui vẻ như chú cún bởi vì đã được cùng cún khám phá và hiểu ra những chân trời mới.
Luyện tập
Bài 1 trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Tìm các câu văn có sử dụng dấu hai chấm trong bài đọc và cho biết công dụng của các dấu hai chấm đó.
Lời giải:
Các câu văn có sử dụng dấu hai chấm |
Công dụng của các dấu hai chấm |
Mỗi lần chú định ra cổng là người lớn trong nhà lại nhắc: “Cún, vào nhà!". |
báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời dẫn của một nhân vật (kết hợp cùng dấu ngoặc kép) |
Nằm cuộn tròn trên chiếc chổi rơm đầu hè, cún nghĩ: “Ở cuối dãy phố có gì nhỉ?". |
báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời dẫn của một nhân vật (kết hợp cùng dấu ngoặc kép) |
Rồi tò mò chuyển thành bực mình. Bực đến nỗi, đang nằm yên cún bỗng ngẩng cổ lên sủa: - Ắng! Ắng!... |
dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại của nhân vật (kết hợp cùng dấu gạch ngang) |
Trước mặt, dọc bờ sông bên kia: làng quê với những bãi bờ, cây cối, nhà cửa. |
Báo hiệu nội dung sau dấu hai chấm mang tính chất liệt kê, giải thích các sự vật, sự việc |
Bài 2 trang 61 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Tìm từ ngữ có thể thay thế cho các từ mừng rỡ, yên ắng.
Lời giải:
Tìm từ ngữ có thể thay thế cho các từ mừng rỡ, yên ắng là: vui mừng, vắng lặng.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục