Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 3.32, 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38 trang 72 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Bình chọn:
4 trên 59 phiếu

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 72 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 3.32, 3.33, 3.34, 3.35, 3.36, 3.37, 3.38 Bài 3.36: Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n .(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

Bài 3.32 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Nhân hai số khác dấu:

a) 24.(-25)                    b) (-15). 12.

Phương pháp:

Nếu \(m,{\rm{ }}n\; \in {\mathbb{N}^*}\)thì:  m.(-n) = (-n). m = -(m .n).

Lời giải:  

a) 24.(-25) = - ( 24.25) = -600                       

b) (-15).12 = -(15.12) = -180

Bài 3.33 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Nhân hai số cùng dấu:

a) (-298). (-4);                b) (-10). (-135).

Phương pháp:

Nếu \(m,{\rm{ }}n\; \in {\mathbb{N}^*}\)thì:  (-m).(-n) = m .n.

Lời giải:  

a) (-298).(-4) = 298. 4 = 1 192.

b) (-10).(-135) = 10. 135 = 1 350.

Bài 3.34 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu dương hay âm nếu trong tích đó có:

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Phương pháp:

Trong phép tính có lẻ các thừa số âm => Tích mang dấu âm.

Trong phép tính có chẵn các thừa số âm => Tích mang dấu dương.

Lời giải:  

a) Ta thấy tích của hai số cùng mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Do đó tích của số chẵn các thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Vì thế tích của ba thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu âm.

Vậy tích của ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu âm.

b) Tích của bốn thừa số mang dấu âm (vì có số chẵn các thừa số mang dấu âm) sẽ mang dấu dương.

Vậy tích của bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu dương.

Bài 3.35 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Tính một cách hợp lí:

a) 4. (1 930 + 2019) + 4.(-2019);

b) (-3).(-17) + 3. (120 - 17).

Phương pháp:

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a .(b + c) = ab + ac

Lời giải:  

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

= 4.(1 930 + 2 019 - 2 019)

= 4.1 930 = 7 720

b) (-3).(-17) + 3.(120 - 17)

= 3.17 + 3.(120 - 17)

= 3.(17 + 120 - 17)

= 3.120 = 360

Bài 3.36 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n .(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

Phương pháp:

n(-m) = -(n.m)

(-n).(-m) = n.m

Lời giải:  

Tích của hai số tự nhiên n và m là 36 nên có: m.n = 36

n(-m) = -(n.m) = -36

(-n).(-m) = n.m = 36

Bài 3.37 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (-8). 72 +8. (-19) - (-8);

b) (-27). 1011 - 27- (-12) + 27.(-1).

Phương pháp:

Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a .(b + c) = ab + ac.

Lời giải:  

a) (-8).72 + 8.(-19) - (-8) = (-8).72 + (-8).19 - (-8).1 = (-8).(72 + 19 - 1)= (-8).90 = -720

b) (-27).1011 -  27.(-12) + 27.(-1) = 27.(-1011) - 27.(-12) + 27.(-1) = 27.(-1011 + 12 - 1) = 27.(-1000) = -27000

Bài 3.38 trang 72 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Phương pháp:

Dựa vào bảng tính số điểm của mỗi bạn rồi so sánh.

Lời giải:  

Số điểm của An là: 10.1 + 2.7 + 1.(-1) + 1.(-3) =10 + 14 + (-1) + (-3) = 20

Số điểm của Bình là:  2.10 + 1.3 + 2.(-3) = 20 + 3 + (-6) = 17

Số điểm của Cường là:  3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 21 + 3 + (-1) = 23

Vì 17 < 20 < 23 nên bạn Cường đạt điểm cao nhất.

Sachbaitap.com

Bài viết liên quan