Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải bài 5.5, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10 trang 107 SGK Toán 6 Kết nối tri thức tập 1

Bình chọn:
3.5 trên 11 phiếu

Giải sách giáo khoa Toán lớp 6 trang 107 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1: bài 5.5, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10. Bài 5.5: Trong các hình dưới đây, hình nào có tâm đối xứng?

Bài 5.5 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Trong các hình dưới đây, hình nào có tâm đối xứng?

Phương pháp:

Hình có một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít" với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải: 

Hình có tâm đối xứng là: a) ; c)

Bài 5.6 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

 Trong mỗi hình dưới đây, điểm O có phải tâm đối xứng không?

 

Phương pháp:

Hình chứa một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít" với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải:

Những hình mà điểm O là tâm đối xứng là: a), c)

Bài 5.7 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Hình nào dưới đây có tâm đối xứng? Em hãy xác định tâm đối xứng (nếu có) của chúng.

Phương pháp:

Hình chứa một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít" với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải:

Những hình có tâm đối xứng là hình a) và hình b)

Bài 5.8 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Em hãy trình bày các bước gấp và cắt giấy như trong Thực hành (cắt hình cỏ bốn lá) mục 2 đế gấp và cắt hình sau.

Phương pháp:

Hình chứa một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít" với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải: 

Cắt hình theo hướng dẫn sau:

1. Chuẩn bị một mảnh giấy hình vuông kích thước 4 cm x 4 cm. gấp đôi mảnh giấy hai lần sao cho các cạnh đối diện của nó trùng lên nhau như hình dưới.

2. Vẽ theo hình dưới rồi cắt theo nét vẽ, sau đó mở ra ta được hình cần vẽ:

 

Bài 5.9 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

Vẽ lại các hình sau vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm để được một hình nhận điểm O là tâm đối xứng.

Phương pháp:

Hình chứa một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được chồng khít" với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình.

Lời giải:

+) Dùng thước thẳng (hoặc nhìn lưới ô vuông) để xác định các điểm đối xứng với các đỉnh của phần hình đã cho qua điểm O rồi nối chúng lại với nhau một cách thích hợp

Vẽ hình để mỗi hình nhận điểm O là tâm đối xứng:

Bài 5.10 trang 107 SGK Toán 6 tập 1 - Kết nối tri thức

Câu hỏi: 

An gấp những mảnh giấy kích thước 3 cm x 5 cm lần lượt theo chiều ngang và chiều dọc rồi cắt như những hình bên. Theo em, khi mở những mảnh giấy này, An sẽ nhận được chữ gì?

Phương pháp:

Ghép 4 phần có hình như hình đã cho ta thu được chữ cần tìm.

Lời giải:

a) Chữ H

b) Chữ O

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan