Bài 9.11 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Ngày nào trong tuần An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất?
Phương pháp:
- Thời gian tự học ở nhà nhiều nhất là cột cao nhất.
- Để tính thời gian tự học của mỗi ngày: nhìn vào các dòng kẻ ngang mờ (dòng kẻ đi qua các số 20, 40, 60,...) trên biểu đồ, đỉnh của cột hình chữ nhật chạm vào dòng nào thì có số phút bằng số ghi dòng đó.
Lời giải:
Ngày An dành thời gian tự học ở nhà nhiều nhất là thứ sáu vì cột thứ sáu cao nhất và bằng 120 phút.
Bài 9.12 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Ngày nào trong tuần An không tự học ở nhà?
Phương pháp:
Ngày không học ở nhà thì có thời gian tự học bằng 0 giờ.
Lời giải:
Trong các ngày từ thứ 2 đến chủ nhật thì chỉ có chủ nhật là không có cột hình chữ nhật tức là số giờ tự học bằng 0 giờ.
Vậy chủ nhật là ngày An không tự học ở nhà.
Bài 9.13 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Tổng thời gian trong tuần An tự học ở nhà là bao nhiêu phút?
Phương pháp:
- Tìm thời gian An tự học từ thứ 2 đến chủ nhật.
- Tổng thời gian học trong tuần = Tổng thời gian học từ thứ 2 đến chủ nhật.
Lời giải:
Thời gian tự học của An trong tuần là:
Thứ 2: 80 phút
Thứ 3: 100 phút
Thứ 4: 60 phút
Thứ 5: 80 phút
Thứ 6: 120 phút
Thứ 7: 90 phút
Chủ nhật: 0 phút
Vậy tổng thời gian tự học ở nhà của An trong tuần là:
80+100+60+80+120+90=530 phút
Bài 9.14 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Hoàn thiện biểu đồ nếu ngày Chủ Nhật An dành 50 phút tự học ở nhà.
Phương pháp:
Xác định chiều cao của hình chữ nhật ứng với ngày chủ nhật.
Lời giải:
50 phút là trung bình cộng của 40 phút và 60 phút nên ta lấy trung điểm của 40 và 60 làm chiều cao của cột chủ nhật. Ta có biểu đồ:
Bài 9.15 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Lập bảng thống kê thể hiện thời gian tự học ở nhà của An vào các ngày trong tuần.
Phương pháp:
Kẻ bảng gồm 2 hàng và 8 cột.
Hàng thứ nhất là ngày trong tuần, hàng thứ 2 là số phút An tự học.
Lời giải:
Ta có bảng thống kê sau:
Ngày trong tuần |
Thứ 2 |
Thứ 3 |
Thứ 4 |
Thứ 5 |
Thứ 6 |
Thứ 7 |
Chủ nhật |
Thời gian (phút) |
80 |
100 |
60 |
80 |
120 |
90 |
0 |
Bài 9.16 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Bảng sau cho biết số lượng các bạn lớp Khoa hâm mộ ba câu lạc bộ bóng đá ở giải Ngoại hạng Anh (mỗi gạch ứng với một bạn).
Lập bảng thống kê và vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê đó.
Phương pháp:
Kẻ bảng thống kê có khung như sau:
Câu lạc bộ bóng đá |
Manchester City |
Manchester United |
Liverpool |
Số lượng các bạn hâm mộ |
|
|
|
Tính tổng các gạch của mỗi câu lạc bộ và ghi số gạch vào bảng trên.
Vẽ biểu đồ:
Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tên các câu lạc bộ. Vẽ trục đứng biểu diễn số học sinh hâm mộ.
Bước 2: Với mỗi câu lạc bộ trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh hâm mộ của mỗi câu lạc bộ (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ là số bạn thích câu lạc bộ bóng đá, tô màu cho các cột.
Lời giải:
+) Ở cột Manchester City có 12 gạch nên có 12 bạn hâm mộ
+) Ở cột Manchester United có 13 gạch nên có 13 bạn hâm mộ
+) Ở cột Liverpool có 15 gạch nên có 15 bạn hâm mộ
Ta có bảng thống kê sau:
Câu lạc bộ bóng đá |
Manchester City |
Manchester United |
Liverpool |
Số lượng các bạn hâm mộ |
12 |
13 |
15 |
Các bước vẽ biểu đồ cột là:
Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn tên các câu lạc bộ. Vẽ trục đứng biểu diễn số học sinh hâm mộ
Bước 2: Với mỗi câu lạc bộ trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh hâm mộ của mỗi câu lạc bộ (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ là số lượng các bạn hâm mộ câu lạc bộ bóng đá lớp Khoa, tô màu xanh cho các cột để hoàn thiện biểu đồ ta được:
Bài 9.17 trang 81 SGK Toán 6 tập 2 - Kết nối tri thức
Câu hỏi:
Cho bảng thống kê sau:
Hãy vẽ biểu đồ cột biểu diễn bảng thống kê trên.
Phương pháp:
Vẽ biểu đồ:
Bước 1. Vẽ trục ngang biểu diễn thể loại. Vẽ trục đứng biểu diễn số bạn.
Bước 2. Với mỗi thể loại trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số bạn yêu thích thể loại đó (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)
Bước 3. Đặt tên cho biểu đồ, ghi chú thích và tô màu cho các cột để hoàn thiện biểu đồ.
Lời giải:
Các bước vẽ biểu đồ cột là:
Bước 1: Vẽ trục ngang biểu diễn thể loại phim yêu thích. Vẽ trục đứng biểu diễn số lượng học sinh yêu thích
Bước 2: Với mỗi thể loại trên trục ngang, ta vẽ một hình chữ nhật có chiều cao bằng số học sinh yêu thích của mỗi thể loại phim (chiều rộng của các hình chữ nhật bằng nhau)
Bước 3: Đặt tên cho biểu đồ là thể loại phim yêu thích, tô màu xanh cho các cột để hoàn thiện biểu đồ ta được:
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục