Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 31 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Nghìn năm tháp Khương Mỹ (từ Trong suốt cuộc hành trình dài hơn 20 tháp lớn nhỏ đến những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm) trong SGK (tr. 128) vò trả lời các câu hỏi.
Câu 1 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Tác giả dùng những đại từ nào để chỉ người kể chuyện trong đoạn trích? Chỉ ra những cụm từ cho thấy người kể chuyện trực tiếp tham gia vào hành trình thăm tháp Khương Mỹ.
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải:
Bài tập này giúp em nhận diện người kể chuyện đồng thời cũng chính là tác giả bài kí. Đại từ dùng để chỉ người kể chuyện trong đoạn trích là tôi (có chỗ dùng chúng tới do người kể chuyện đồng hành cùng người khác nữa). Tác giả là người trực tiếp thực hiện chuyến đi. Trong đoạn trích có những từ ngữ cho thấy điều này: chúng tôi tìm đường, tôi ghé thăm.
Câu 2 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Những thông tin xác thực về tháp Khương Mỹ trong đoạn trích được sắp xếp theo trình tự nào? Chọn phương án trả lời đúng.
A. Tên - địa chỉ - thời điểm xây dựng - cấu trúc - danh hiệu
B. Danh hiệu - tên - địa chỉ - thời điểm xây dựng - cấu trúc
C. Tên - địa chỉ - cấu trúc - thời điểm xây dựng - danh hiệu
D. Thời điểm xây dựng - tên - địa chỉ - cấu trúc - danh hiệu
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích và sắp xếp theo trình tự hợp lý
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 3 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Nêu chi tiết có thể giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ.
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải:
Chi tiết có thể giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tháp Khương Mỹ: “những ngọn tháp đang lấp lánh dưới ánh mặt trời", “màu gạch nung óng ả nổi bật giữa trời xanh”.
Câu 4 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Vì sao tác giả “đặc biệt thích” nhóm tháp Khương Mỹ? Em hiểu thế nào là “vẻ đẹp thách thức với thời gian”?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải:
Tác giả “đặc biệt thích” nhóm tháp Khương Mỹ vì so với nhiều tháp Chăm khác, tháp Khương Mỹ còn giữ được nguyên trạng, chưa bị bàn tay con người tu sửa, làm biến đổi. “Vẻ đẹp thách thức với thời gian" được hiểu là vẻ đẹp vượt qua thời gian. Tháp Khương Mỹ được xây dựng từ cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X, tính đến nay đã hơn 1000 năm. Qua những biến thiên lịch sử, sự tàn phá của tự nhiên, tháp văn đứng vững và giữ được về đẹp của nó.
Câu 5 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Đoạn trích cho thấy thái độ của người kể chuyện đối với những di tích văn hoá như thế nào?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích và nêu cảm nhận
Lời giải:
Đoạn trích cho thấy thái độ trân trọng, yêu quý, thán phục, tự hào của người kể chuyện đối với những di tích văn hoá.
Câu 6 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Các di tích văn hoá kể với chúng ta những câu chuyện về lịch sử cộng đồng. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về những di tích mà em biết hoặc từng đến thăm.
Phương pháp:
Liên hệ bản thân
Lời giải:
Em hãy nhớ lại những chuyến đi của mình với gia đình, người thân, trường lớp và kể về những di tích em đã được chiêm ngưỡng (đình, chùa, thành cổ,...). Em hãy tìm hiểu và kể lại bề dày lịch sử của di tích đó, tả những chi tiết khiến em có ấn tượng sâu sắc.
Câu 7 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu "Hơn một ngàn năm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những ngọn tháp trở nên trầm tư, lặng lẽ, uy nghiêm"
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích và chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu là nhân hoá.
Câu 8 (trang 31, SBT Ngữ văn 6 KNTT, tập 1)
Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép được dùng trong đoạn trích.
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức đã học về dấu ngoặc kép để làm bài
Lời giải:
Dấu ngoặc kép được sử dụng trong đoạn trích để đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt: “nhan sắc”. Từ “nhan sắc” vốn được dùng để chỉ vẻ đẹp của người, ở đây tác giả dùng để chỉ vẻ đẹp của một công trình kiến trúc. Đây là cách nói dí dỏm, khiến cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân quen.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục