Bài 9.1 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Quan sát các đồ thị quãng đường – thời gian ở hình dưới đây để hoàn thành thông tin trong bảng, bằng cách ký hiệu a, b hoặc c vào cột đồ thị sao cho phù hợp với mô tả chuyển động.
Phương pháp:
Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian.
Lời giải:
Bài 9.2 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta không thể xác định được thông tin nào sau đây?
A. Thời gian chuyển động. |
B. Quãng đường đi được. |
C. Tốc độ chuyển động |
D. Hướng chuyển động. |
Phương pháp:
Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi ( hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Từ đồ thị quãng đường – thời gian, ta xác định được:
- Thời gian chuyển động.
- Quãng đường đi được.
- Tốc độ chuyển động.
Bài 9.3 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động trong khoảng thời gian 8 s. Tốc độ của vật là:
A. 20 m/s. |
B. 8 m/s. |
C. 0,4 m/s. |
D. 2,5 m/s. |
Phương pháp:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Từ đồ thị ta thấy trong 8 s vật chuyển động được 20 m.
Bài 9.4 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một xe buýt xuất phát từ trạm A, chạy theo tuyến cố định đến chạm B, cách A 80 km.
a) Xác định quãng đường đi được của xe buýt sau 1 h kể từ lúc xuất phát.
b) Sau bao lâu kể từ lúc xuất phát xe buýt đi đến trạm B.
c) Từ đồ thị, hãy xác định tốc độ của xe buýt.
Phương pháp:
Từ đồ thị quãng đường – thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi ( hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Sau 1 h kể từ lúc xuất phát xe buýt đã đi được quãng đường 40 km.
b) Xe buýt đến B sau 2 h kể từ lúc xuất phát.
c) Tốc độ của xe buýt:
Bài 9.5 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bảng dưới đây ghi lại quãng đường đi được theo thời gian của một người đi bộ.
Thời gian (s) |
Quãng đường (m) |
0 |
0 |
10 |
14 |
20 |
28 |
30 |
42 |
40 |
56 |
50 |
70 |
60 |
84 |
a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ.
b) Từ đồ thị, xác định tốc độ đi bộ của người đó.
Phương pháp:
1. Cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:
- Vẽ 2 trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O gọi là 2 trục tọa độ.
Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỷ lệ thích hợp;
Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỷ lệ thích hợp.
- Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng theo số liệu đã cho
Điểm gốc O có s = 0,t = 0.
Lần lượt xác định các điểm còn lại: điểm A, điểm B, điểm C,…
- Đường nối các điểm gọi là đồ thị quãng đường – thời gian của ca nô.
2.Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Đồ thị quãng đường – thời gian của người đi bộ:
b) Tốc độ của người đi bộ:
Bài 9.6 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Một con rái cá bơi trên một dòng sông được quãng đường 100 m trong 40 s, sau đó nó thả mình trôi theo dòng nước 50 m trong 40 s.
a) Tính tốc độ bơi của con rái cá trong 40 s đầu và tốc độ của dòng nước.
b) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá.
Phương pháp:
1. Cách vẽ đồ thị quãng đường – thời gian:
-Vẽ 2 trục vuông góc cắt nhau tại điểm gốc O gọi là 2 trục tọa độ.
Trục nằm ngang Ot biểu diễn thời gian theo một tỷ lệ thích hợp;
Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài quãng đường theo một tỷ lệ thích hợp.
- Xác định các điểm có giá trị s và t tương ứng theo số liệu đã cho
Điểm gốc O có s = 0,t = 0.
Lần lượt xác định các điểm còn lại: điểm A, điểm B, điểm C,…
- Đường nối các điểm gọi là đồ thị quãng đường – thời gian của ca nô.
2.Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Tốc độ bơi của rái cá là:
b) Đồ thị quãng đường – thời gian của rái cá:
Bài 9.7 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp trong công viên.
a) Từ đồ thị, không cần tính tốc độ, hãy cho biết học sinh nào đạp xe chậm hơn cả. Giải thích.
b) Tính tốc độ của mỗi xe.
Phương pháp:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Học sinh C chạy xe chậm hơn cả vì cùng quãng đường s nhưng thời gian t đi dài hơn.
Bài 9.8 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian chuyển động của một con mèo.
a) Sau 8 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động, con mèo đi được bao nhiêu mét?
b) Xác định tốc độ của con mèo trong từng giai đoạn được kí hiệu (A), (B), (C), (D) trên đồ thị.
Phương pháp:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Từ đồ thị ra thấy, sau 8 scon mèo đi được quãng đường 10 m.
b) Tốc độ của con mèo trong giai đoạn A là
- Tốc độ của con mèo trong giai đoạn B là vB = 0
- Tốc độ của con mèo trong giai đoạn C là
Bài 9.9 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hình dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường – thời gian của một ô tô trên đường phố vào giờ cao điểm trong hành trình dài 4 phút.
a) Mô tả các giai đoạn chuyển động của ô tô trên đồ thị.
b) Xác định thời gian ô tô đã dừng lại trong hành trình.
c) Tốc độ của ô tô trong giai đoạn nào là lớn nhất?
Phương pháp:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Lời giải:
a) Giai đoạn A: Ô tô chuyển động.
Giai đoạn B: Ô tô dừng lại.
Giai đoạn C: Ô tô chuyển động.
b) Thời gian ô tô dừng lại trong hành trình là 2 phút.
c) Tốc độ của ô tô trong giai đoạn A là
- Tốc độ của ô tô trong giai đoạn B là vB = 0
- Tốc độ của ô tô trong giai đoạn C là
Vậy tốc độ của ô tô trong giai đoạn C là lớn nhất.
Bài 9.10 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bảng dưới đây ghi lại số liệu quãng đường đi được theo thời gian của hai học sinh A và B bằng xe đạp.
t(min) |
0 |
5 |
10 |
15 |
20 |
\({s_A}(km)\) |
0 |
1 |
2 |
3 |
4 |
\({s_B}(km)\) |
0 |
0,5 |
1 |
1,5 |
2 |
a) Dựa vào số liệu trong bảng, hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh.
b) Từ đồ thị, xác định tốc độ của mỗi học sinh.
Phương pháp:
Biểu thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)
+) v: tốc độ chuyển động của vật (m/s)
+) s: quãng đường đi được của vật (m)
+) t: thời gian đi được quãng đường s của vật (s)
Đổi đơn vị thời gian: 1 phút = \(\frac{1}{{60}}h\)
Lời giải:
a) Đồ thị quãng đường – thời gian của hai học sinh A và B:
b) Tốc độ của học sinh A là
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục