Bài 20.1 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
C. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
D. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
Bài 20.2 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở
A. vùng xích đạo. |
B. vùng địa cực. |
C. vùng đại dương. |
D. vùng có nhiều quặng sắt. |
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở vùng địa cực.
Bài 20.3 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.
B. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.
C. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.
D. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A, B, C sai vì trục cực từ và trục cực địa lý không trùng nhau.
Bài 20.4 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
La bàn là một dụng cụ dùng để xác định
A. khối lượng của một vật. |
B. phương hướng trên mặt đất. |
C. trọng lượng của vật. |
D. nhiệt độ của môi trường sống. |
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
La bàn là một dụng cụ dùng để xác định phương hướng trên mặt đất.
Bài 20.5 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Bộ phận chính của la bàn là
A. đế la bàn. |
B. mặt chia độ. |
C. kim nam châm. |
D. hộp đựng la bàn. |
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Bộ phận chính của la bàn là kim nam châm.
Bài 20.6 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Dựa vào các tư liệu tham khảo trên mạng Internet, em hãy nêu một giả thuyết của các nhà khoa học giải thích vì sao chim bồ câu có thể định hướng bay trở về chỗ ban đầu mà không bị lạc.
Lời giải:
Chim bồ câu định hướng nhờ khả năng cảm ứng của nó với từ trường của Trái Đất.
Bài 20.7 trang 54 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Hãy chỉ ra các bộ phận của la bàn trong hình dưới đây.
Lời giải:
Bài 20.8 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
a) Vì sao trong lúc sử dụng la bàn để xác định phương hướng, ta không để la bàn nằm gần các la bàn khác?
b) Một bạn ngồi cạnh loa ti vi trong lúc tìm phương hướng bằng la bàn. Em có lời khuyên nào đối với bạn này?
Lời giải:
a) Các kim la bàn có từ tính nên chúng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khiến việc xác định phương hướng kém chính xác.
b) Em cần đề nghị bạn ấy đi ra xa loa, vì loa có nam châm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của kim la bàn.
Bài 20.9 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Vì sao khi sử dụng la bàn để xác định phương hướng, cần đặt la bàn ở xa các dây dẫn đang có dòng điện chạy qua?
Lời giải:
Cần đặt la bàn ở xa các dây dẫn đang có dòng điện chạy qua vì la bàn có thể chỉ sai hướng do chịu ảnh hưởng của từ trường do dòng điện tạo ra.
Bài 20.10 trang 55 SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 - Chân trời sáng tạo
Tại vùng Florida (Hoa Kỳ), các nhà khoa học tìm cách đưa cá sấu ra xa khỏi gần khu dân cư nhưng sau một thời gian, cá sấu quay lại vị trí cũ. Sau đó, vào năm 2004, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp để xử lý là gắn hai thanh nam châm vào hai bên đầu của cá sấu thì chúng không thể tìm lại vị trí cũ. Em hãy thảo luận và đưa ra lời giải thích cho hiện tượng này.
Lời giải:
Các nhà khoa học cho rằng cá sấu có thể trở về chỗ cũ vì chúng có khả năng định hướng nhờ vào từ trường Trái Đất. Vì vậy, đeo các nam châm và hai bên đầu khiến chúng bị “nhiễu” không còn phân biệt từ trường của Trái Đất.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục