Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức bài 5 trang 19, 20, 21, 22

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải bài 5 phân tử - đơn chẩt - hợp chất trang 19, 20, 21, 22 sách bài tập (SBT) Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức. Bài 5.10. Trong các hình vẽ dưới đây, các vòng tròn có kích thước khác nhau biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau. Hình vẽ nào biểu diễn khí hydrogen chloride?

Bài 5.1 trang 19 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Một phân tử nước chứa hai nguyên tử hydrogen và một oxygen. Nước là

A. một hợp chất.                                                                   

B. một đơn chất.

C. một hỗn hợp.                                                                    

D. một nguyên tố hóa học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Nước là một hợp chất.

Bài 5.2 trang 19 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Đèn neon chứa

A. các phân tử khí neon Ne2.                                               

B. các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử neon.

D. một nguyên tử neon.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đèn neon chứa các nguyên tử neon (Ne) riêng rẽ không liên kết với nhau.

Bài 5.3 trang 19 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Một bình khí oxygen chứa

A. các phân tử O2.                                                                

B. các nguyên tử oxygen riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. một đại phân tử khổng lồ chứa rất nhiều nguyên tử oxygen.       

D. một phân tử oxygen.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Một bình khí oxygen chứa các phân tử O2.

Bài 5.4 trang 19 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Lõi dây điện bằng đồng (copper) chứa

A. các phân tử Cu2.                                                              

B. các nguyên tử Cu riêng rẽ không liên kết với nhau.

C. rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.                       

D. một nguyên tử Cu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Lõi dây điện bằng đồng chứa rất nhiều nguyên tử Cu liên kết với nhau.

Bài 5.5 trang 19 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Cho các hình sau, trong đó mỗi vòng tròn biểu diễn 1 nguyên tử, các vòng tròn đen và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Hộp nào chứa:

a) Các phân tử của một đơn chất?

b) Các phân tử của một hợp chất?

c) Các nguyên tử của một đơn chất?

Có hộp nào chứa hỗn hợp không? Hãy giải thích.

Lời giải:

Hộp B chứa các phân tử của một đơn chất.

Hộp C chứa các phân tử của một hợp chất.

Hộp A chứa các nguyên tử của một đơn chất.

Không có hộp nào chứa hỗn hợp, vì các hộp chỉ chứa một chất.

Bài 5.6 trang 20 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Trong các chất hóa học: Li, N2, CO, Cl2, S8, NaCl, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

Lời giải:

Các đơn chất là: Li, N2, Cl2, S8.

Các hợp chất là: CO, NaCl.

Bài 5.7 trang 20 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Các hợp chất sau đây được tạo thành từ bao nhiêu nguyên hóa học?

a) CuO;                      b) CaCO3                 c) HNO3                   d) NaOH                       e) CH3OH.

Lời giải:

a) CuO được tạo thành từ hai nguyên tố hóa học là Cu và O.

b) CaCO3 được tạo thành từ ba nguyên tố hóa học là Ca, C và O.

 c) HNO3 được tạo thành từ ba nguyên tố hóa học là H, N và O.

d) CH3OH được tạo thành từ 3 nguyên tố hóa học là C, H và O.

Bài 5.8 trang 20 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Có bao nhiêu nguyên tử trong mỗi phân tử chất sau:

a) N2              

b) CO2            

c) O3              

d) CH4            

e) SO2                       

g) C2H4

 

Lời giải:

a) Trong phân tử CuO có 2 nguyên tử (1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O);

b) Trong phân tử CO2 có 3 nguyên tử (1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O);

 c) Trong phân tử O3 có 3 nguyên tử O.

d) Trong phân tử CH4 có 5 nguyên tử (1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H);

e) Trong nguyên tử SO2 có 3 nguyên tử (1 nguyên tử S và 2 nguyên tử O);

g) Trong nguyên tử C2H4 có 6 nguyên tử (2 nguyên tử C và 4 nguyên tử H).

Bài 5.9 trang 20 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Trong các hình vẽ dưới đây, mỗi hình vuông biểu diễn một chiếc hộp chứa; mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng tròn màu đen, xanh lam, xanh nhạt và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Hãy ghép mỗi hình trên với một mô tả dưới đây cho phù hợp. Mỗi hình chỉ được sử dụng một lần.

(1) Đơn chất tinh khiết – chỉ chứa 1 loại nguyên tử.

(2) Hỗn hợp 2 đơn chất – có hai loại nguyên tử không liên kết với nhau.

(3) Hợp chất tinh khiết – chỉ chứa một loại phân tử.

(4) Hỗn hợp 2 hợp chất – có hai loại phân tử trong hộp.

(5) Hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất.

Lời giải:

(1) – C; (2) – E; (3) – A; (4) – B; (5) – D.

Bài 5.10 trang 21 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Trong các hình vẽ dưới đây, các vòng tròn có kích thước khác nhau biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau. Hình vẽ nào biểu diễn khí hydrogen chloride?

Lời giải:

Chọn Hình C. Giải thích:

+ Các hình A, D biểu diễn đơn chất.

+ Hình B biểu diễn hai đơn chất.

Như vậy chỉ có hình C biểu diễn hợp chất khí hydrogen chloride.

Bài 5.11 trang 21 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Đánh dấu (x) vào ô thích hợp để hoàn thiện bảng sau về sự phân loại một số chất.

Lời giải:

Bài 5.12 trang 21 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Cho các cụm từ sau: nguyên tử, đơn chất, không thể, hóa học, hợp chất, vật lí.

Chọn một trong các cụm từ cho ở trên điền vào mỗi chỗ trống để hoàn thiện các câu sau (chú ý: một từ có thể sử dụng nhiều lần hoặc không sử dụng).

a) Đơn chất là chất chỉ chứa một loại ..?..

b) Một đơn chất ..?.. bị phân chia thành các đơn chất khác nữa.

c) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều ..?.. khác nhau. Các nguyên tử trong hợp chất liên kết ..?.. với nhau.

d) Không thể phân tách hợp chất thành các đơn chất tạo nên chúng, hoặc phân tách thành các hợp chất khác bằng các phương pháp ..?.. Tính chất của các hợp chất thường khác với tính chất của các đơn chất tạo nên chúng.

Phương pháp:

+ Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

+ Hợp chất là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

lời giải:

a) Đơn chất là chất chỉ chứa một loại nguyên tử.

b) Một đơn chất không thể bị phân chia thành các đơn chất khác nữa.

c) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học khác nhau. Các nguyên tử trong hợp chất liên kết hóa học với nhau.

d) Không thể phân tách hợp chất thành các đơn chất tạo nên chúng, hoặc phân tách thành các hợp chất khác bằng phương pháp vật lí. Tính chất của các hợp chất thường khác tính chất của các đơn chất tạo nên chúng.

Bài 5.13 trang 22 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Trong các phân tử nước, cứ 16,0 g oxygen có tương ứng 2,0 g hydrogen. Một giọt nước chứa 0,1 g hydrogen thì khối lượng của oxygen có trong giọt nước đó là

A. 1,6 g.                       

B. 1,2 g.                       

C. 0,9 g.                                     

D. 0,8 g.

Phương pháp:

Có thể giải bài toán trên theo quy tắc tam suất. Quy tắc tam suất có thể hiểu đơn giản là bài toán nhân chéo chia ngang. Dùng để giải một bài toán khi cho biết tỷ lệ của hai chất (nguyên tử) theo đại lượng khối lượng (trong bài toán này) và khối lượng của một chất (nguyên tử này) để tìm khối lượng của chất (nguyên tử kia) còn lại.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cứ 2,0 g hydrogen tương ứng với 16 gam oxygen.

Bài 5.14 trang 22 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Hình 5.4 mô tả một phân tử chứa carbon, hydrogen và oxygen.

Phương pháp:

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân nguyên tử.

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

+ Phân tử đơn chất được tạo nên bởi các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học.

+ Phân tử hợp chất được tạo nên bởi các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong phân tử chất này có 2 nguyên tử C; 6 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

Bài 5.15 trang 22 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Cho ba nguyên tố hóa học là carbon (C), hydrogen (H) và oxygen (O). Sự kết hợp giữa hai trong số ba nguyên tố, hoặc giữa ba nguyên tố hóa học này với nhau tạo ra rất nhiều hợp chất. Hãy tính khối lượng phân tử và phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau:

a) CO2 (khí carbon dioxide, là khí cần thiết cho quá trình quang hợp).

b) CH4 (methane, là thành phần chính của khí thiên nhiên).

c) C12H22O11 (đường ăn).

Biết khối lượng nguyên tử của các nguyên tố: C = 12; H = 1; O = 16).

Phương pháp:

Khối lượng phân tử của một chất bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử khối của chất đó.

Đơn vị: amu.

Lời giải:

a) Khối lượng phân tử CO2 là: 12 + 2.16 = 44 (amu).

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

b) Khối lượng phân tử CH4 là: 12 + 1.4 = 16 (amu)

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

c) Khối lượng phân tử C12H22O11 là: 12.12 + 22.1 + 16.11 = 342 (amu).

Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố:

Bài 5.16 trang 22 SBT KHTN lớp 7 - Kết nối tri thức

Hãy tìm hiểu và cho biết vì sao buckminsterfullerene và carbon nanotube (Hình 5.5) đều là đơn chất carbon?

Phương pháp:

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân nguyên tử.

- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Lời giải:

Vì buckminsterfullerene và carbon nanotube chỉ chứa một loại nguyên tử carbon, nên chúng cũng là đơn chất carbon.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan