Xem thêm: Bài 62: Thể tích của một hình
Bài 1 (Trang 37, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Mỗi hình được ghép bởi mấy hình lập phương nhỏ như nhau?
Lời giải:
- Hình A được ghép bởi 5 hình lập phương như nhau.
- Hình B được ghép bởi 4 hình lập phương như nhau.
Bài 2 (Trang 37, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Các hình dưới đây được ghép từ các hình lập phương như nhau:
Trả lời các câu hỏi:
a) Những hình nào có thể tích bằng nhau?
b) Hình nào có thể tích lớn hơn thể tích hình C?
Lời giải:
- Hình A gồm 16 hình lập phương như nhau.
- Hình B gồm 8 hình lập phương như nhau.
- Hình C gồm 10 hình lập phương như nhau.
- Hình D gồm 9 hình lập phương như nhau.
- Hình E gồm 9 hình lập phương như nhau.
- Hình F gồm 10 hình lập phương như nhau.
a) Ta thấy:
- Thể tích hình C bằng thể tích hình F.
- Thể tích hình D bằng thể tích hình E.
b) Thể tích hình A lớn hơn thể tích hình C.
Bài 3 (Trang 37, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây:
Lời giải:
- Hình A gồm 21 hình lập phương như nhau.
- Hình B gồm 5 hình lập phương như nhau.
- Hình C gồm 12 hình lập phương như nhau.
- Hình D gồm 4 hình lập phương như nhau.
Ta có: 5 + 12 + 4 = 21
Vậy: Thể tích hình A bằng tổng thể tích các hình B, hình C và hình D.
Bài 4 (Trang 37, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Quan sát hình vẽ và cho biết quả lê hay quả xoài có thể tích lớn hơn.
Lời giải:
Ta thấy: Khi thả quả quả lê và quả xoài vào bình nước, mực nước của bình chứa quả xoài dâng cao hơn, nên quả xoài có thể tích lớn hơn.
Bài 5 (Trang 37, SGK Toán 5 Cánh Diều tập 2)
Thực hành:
- Lấy ra một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật.
- Xếp các hình lập phương như nhau lấp đầy chiếc hộp.
- Đếm số hình lập phương nhỏ đã sử dụng.
- Nói: Thể tích chiếc hộp khoảng ? hình lập phương nhỏ.
Lời giải:
Thực hiện theo yêu cầu.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục