Bài 1 trang 39 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
So sánh hai số thập phân.
a) 37,29 và 36,92
b) 135,74 và 135,75
c) 89,215 và 89, 215
Phương pháp:
- Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn ... đến cùng một hàng nào đó, số thập phân có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn.
Lời giải:
a) 37,29 và 36,92
So sánh phần nguyên: 37 > 36 nên 37,29 > 36,92
b) 135,74 và 135,75
So sánh phần nguyên: 135 = 135
So sánh phần thập phân:
+ Hàng phần mười: 7 = 7
+ Hàng phần trăm: 4 < 5
Vậy 135,74 < 135,75
c) 89,215 và 89,215
So sánh phần nguyên: 89 = 89
So sánh phần thập phân:
+ Hàng phần mười: 2 = 2
+ Hàng phần trăm: 1 = 1
+ Hàng phần nghìn: 5 = 5
Vậy 89,215 = 89, 215
Bài 2 trang 39 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
Sắp xếp các số 3,604; 2,875; 2,857; 3,106 theo thứ tự từ bé đến lớn.
Phương pháp:
So sánh các số đã cho và sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.
Lời giải:
So sánh phần nguyên: 2 < 3
- So sánh các số: 2,875 và 2,857
+ So sánh phần nguyên: 2 = 2
+ So sánh phần thập phân:
• Hàng phần mười: 8 = 8
• Hàng phần trăm: 5 < 7
Vậy: 2,857 < 2,875
- So sánh các số: 3,604 và 3,106
+ So sánh phần nguyên: 3 = 3
+ So sánh phần thập phân:
• Hàng phần mười: 1 < 6
Vậy sắp xếp các số 3,604; 2,875, 2,857; 3,106 theo thứ tự từ bé đến lớn là:
2,857; 2,875; 3,106; 3,604
Bài 3 trang 39 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
Chọn câu trả lời đúng.
Trong ba chiếc cân như hình dưới đây, có một chiếc cân bị sai. Đó là chiếc cân ở hình nào?
A. Hình 1 B. Hình 2 C. Hình 3
Phương pháp:
So sánh các số thập phân ở hai đĩa cân.
Xác định chiếc cân bị sai.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hình 3 có: 2,75 kg > 2,57 kg nhưng đĩa cân ở bên phải thấp hơn đĩa cân bên trái.
Vậy chiếc cân ở hình 3 sai.
Bài 1 trang 40 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
a) Số thập phần bằng nhau.
Ta có: \(\frac{7}{{10}}\) = 0,7;\(\frac{7}{{100}}\) = 0,70
\(\frac{7}{{10}}\) = \(\frac{70}{{100}}\)
Vậy: 0,7 = 0,70 hoặc 0,70 = 0,7
b) Tìm chữ số thích hợp.
13,7 = 13,7?
8,6100 = 8,6?
21,4050 = 21,40?
Phương pháp:
Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân thì khi bỏ chữ số 0 đó đi, ta được một số thập phân bằng nó.
Lời giải:
Điền số thích hợp ta được như sau:
13,7 = 13,70
8,6100 = 8,61
21,4050 = 21,405
Bài 2 trang 40 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
a) Thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của mỗi số sau để phần thập phân của các số đó đều có ba chữ số.
b) Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của mỗi số sau để phần thập phân của các số đó viết dưới dạng gọn hơn (nếu có thể).
Phương pháp:
Nếu viết thêm (hoặc bỏ) chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Lời giải:
a) Thêm các chữ số 0 như sau:
8,900; 5,820; 0,170; 31,600
b) Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của mỗi số như sau:
7,7; 13,05; 25,3; 10,507
Bài 3 trang 41 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
Số?
Ba bạn Mị, Núi, Páo đi kiểm tra sức khỏe. Mỗi bạn có cân nặng là một trong các số đo: 31,9 kg; 32,5 kg; 34,7kg. Biết bạn Núi nặng nhất, bạn Páo nhẹ nhất. Hỏi mỗi bạn cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp:
So sánh các số thập phân để xác định cân nặng của mỗi bạn.
Lời giải:
Ta có: 31,9 kg < 32,5 kg < 34,7 kg
Biết bạn Núi nặng nhất, bạn Páo nhẹ nhất nên bạn Núi có cân nặng là 34,7 kg, bạn Páo có cân nặng là 31,9 kg, bạn Mị có cân nặng là 32,5 kg.
Bài 4 trang 41 SGK Toán lớp 5 Kết nối tri thức tập 1
Chọn câu trả lời đúng.
Chú mèo câu được con cá có ghi số thập phân lớn hơn 1,036 và bé hơn 2.
Con cá mà chú mèo câu được ghi số nào?
A. 1,036
B. 0,95
C. 1,36
D. 2,01
Phương pháp:
So sánh các số thập phân để trả lời yêu cầu đề bài.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
0,95 < 1,036
2,01 > 2
Ta có: 1,036 < 1,36 < 2
Vậy số thập phân lớn hơn 1,036 và bé hơn 2 là 1,36.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục