Bài 1 trang 25 SGK Toán 3 tập 1 - Cánh Diều
Tính nhẩm.
Phương pháp:
Tính nhẩm kết quả phép tính dựa vào bảng nhân 7 đã học.
Lời giải:
Bài 2 trang 25 SGK Toán 3 tập 1 - Cánh Diều
Số?
Phương pháp:
Để tìm số ngày ta lấy số ngày trong 1 tuần nhân với số tuần.
Lời giải:
1 tuần có 7 ngày. Khi đó:
2 tuần có: 2 × 7 = 14 (ngày).
3 tuần có: 3 × 7 = 21 (ngày).
6 tuần có: 6 × 7 = 42 (ngày).
7 tuần có: 7 × 7 = 49 (ngày).
10 tuần có: 10 × 7 = 70 (ngày).
Ta điền vào bảng như sau:
Bài 3 trang 25 SGK Toán 3 tập 1 - Cánh Diều
Nêu phép nhân thích hợp với tranh vẽ:
Phương pháp:
Em đếm số cây nến trên mỗi chiếc bánh và số chiếc bánh trong hình. Từ đó viết phép nhân thích hợp.
Lời giải:
Có 4 chiếc bánh, mỗi chiếc bánh có 7 cây nến. Có tất cả 28 cây nến.
Em có phép tính: 7 × 4 = 28
Bài 4 trang 25 SGK Toán 3 tập 1 - Cánh Diều
Quay kim trên vòng tròn để chọn một số bất kì. Thực hiện phép nhân 7 với số đó rồi nêu kết quả.
Phương pháp:
Em quay kim trên vòng tròn rồi tính nhẩm kết quả phép nhân 7 với số đó.
Lời giải:
Khi quay kim trên vòng tròn ta có thể thu được các kết cả sau:
7 × 1 = 7 |
7 × 2 = 14 |
7 × 3 = 21 |
7 × 4 = 28 |
7 × 5 = 35 |
7 × 6 = 42 |
7 × 7 = 49 |
7 × 8 = 56 |
7 × 9 = 63 |
7 × 10 = 70 |
Bài 5 trang 25 SGK Toán 3 tập 1 - Cánh Diều
a) Giải bóng đã nữ của một trường tiểu học có 5 đội tham gia, mỗi đội có 7 cầu thủ. Hỏi toàn trường có tất cả bao nhiêu cầu thủ tham gia giải đấu?
b) Kể một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 7.
Phương pháp:
Số cầu thủ tham gia giải đấu = Số cầu thủ của một đội x 5
Lời giải:
a) Toàn trường có tất cả số cầu thủ tham gia giải đấu là:
7 x 5 = 35 (cầu thủ)
Đáp số: 35 cầu thủ
b) Một tình huống thực tế sử dụng phép nhân trong bảng nhân 7:
∙ Một tuần lễ có 7 ngày.
Như vậy, 4 tuần lễ có: 7 × 4 = 28 (ngày)
∙ Một chuyến đò chở tối đa được 7 hành khách.
Như vậy 6 chuyến đò chở được tối đa: 7 × 6 = 42 (hành khách).
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan