Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Giải Toán 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 10, 12, 13

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Giải Phần Hoạt động 1 : bài 1, 2, 3 trang 10 Phần Hoạt động 2 : bài 1, 2, 3 trang 12 phần Luyện tập: bài 1, 2, 3, 4 trang 3 SGK Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2. Các bạn chia thành hai đội để chơi trò chơi. Hãy xác định thành viên của mỗi đội, biết rằng các thành viên trong cùng một đội cầm miếng bìa ghi biểu thức có giá trị bằng nhau.

Hoạt động 1

Bài 1 trang 10 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Tìm các cặp phép tính có cùng kết quả.

Phương pháp:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi:

a x b = b x a

Lời giải:

Bài 2 trang 10 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Số?

a) 4 x 9 = 9 x ……..

b) 5 x 10 = ……… x 5

c) 3 112 x 8 = ……… x 3 112

d) 41 320 x 3 = 3 x ………

Phương pháp:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi

a x b = b x a

Lời giải:

a) 4 × 9 = 9 × 4

b) 5 × 10 = 10 × 5

c) 3 112 × 8 = 8 × 3 112

d) 41 320 × 3 = 3 × 41 320

Bài 3 trang 10 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Dùng tính chất giao hoán để tìm kết quả của phép tính 6 x 15.

Phương pháp:

Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi

a x b = b x a

Lời giải:

Bữa tiệc đó có số người là:

6 × 15 = 15 × 6 = 90 (người)

Đáp số: 90 người

Hoạt động 2

Bài 1 trang 12 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Tính bằng 2 cách (theo mẫu).

Phương pháp:

(a x b) x c = a x (b x c) 

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.

Lời giải:

a) 4 × 2 × 5

Cách 1: 4 × 2 × 5 = (4 × 2) × 5 = 8 × 5 = 40

Cách 2: 4 × 2 × 5 = 4 × (2 × 5) = 4 × 10 = 10

b) 7 × 2 × 3

Cách 1: 7 × 2 × 3 = (7 × 2) × 3 = 14 × 3 = 42

Cách 2: 7 × 2 × 3 = 7 × (2 × 3) = 7 × 6 = 42

c) 6 × 3 × 3

Cách 1: 6 × 3 × 3 = (6 × 3) × 3 = 18 × 3 = 54

Cách 2: 6 × 3 × 3 = 6 × (3 × 3) = 6 × 9 = 54

d) 6 × 2 × 4

Cách 1: 6 × 2 × 4 = (6 × 2) × 4 = 12 × 4 = 48

Cách 2: 6 × 2 × 4 = 6 × (2 × 4) = 6 × 8 = 48.

Bài 2 trang 12 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Các bạn chia thành hai đội để chơi trò chơi. Hãy xác định thành viên của mỗi đội, biết rằng các thành viên trong cùng một đội cầm miếng bìa ghi biểu thức có giá trị bằng nhau.

Phương pháp:

- Dựa vào tính chất kết hợp của phép nhân để xác định các biểu thức có giá trị bằng nhau:

(a x b) x c = a x (b x c)

Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.

Xác định thành viên của mỗi đội.

Lời giải:

9 × 3 × 2 = 9 × (3 × 2) = 9 × 6

= (9 × 3) × 2 = 27 × 2

8 × 5 × 2 = 8 × (5 × 2) = 8 × 10

= (8 × 5) × 2 = 40 × 2

Vậy đội thứ nhất là các bạn cầm miếng bìa ghi phép nhân: 9 × 6; 9 × 3 × 2; 27 × 2

    đội thứ hai là các bạn cầm miếng bìa ghi phép nhân: 8 × 5 × 2;  8 × 10; 40 × 2.

Bài 3 trang 12 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Rô-bốt làm 3 chiếc bánh kem. Mỗi chiếc bánh kem được cắt thành 5 phần, mỗi phần có 2 quả dâu tây. Hỏi Rô-bốt đã dùng tất cả bao nhiêu quả dâu tây?

Phương pháp:

Cách 1:

- Tìm số phần bánh = số phần của một chiếc bánh x số chiếc bánh

- Số quả dâu tây đã dùng = số quả dâu tây của 1 phần bánh x số phần bánh.

Cách 2:

- Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh = Số quả dâu tây trên mỗi phần bánh x số phần bánh

- Số quả dâu tây đã dùng = Số quả dâu tây trên mỗi chiếc bánh x số chiếc bánh.

Lời giải:

Rô-bốt đã dùng tất cả số quả dâu tây là:

2 × 5 × 3 = (2 × 5) × 3 = 10 × 3 = 30 (quả)

Đáp số: 30 quả dâu tây.

Luyện tập

Bài 1 trang 13 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Số?

Phương pháp:

- Thay chữ bằng số rồi tính giá trị biểu thức.

- Áp dụng các tính chất:

+ Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a

+ Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba.

(a x b) x c = a x (b x c)

Lời giải:

Bài 2 trang 13 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Biết 9 x 68 130 = 613 170 và 613 170 x 5 = 3 065 850.

Không thực hiện phép tính, em hãy cho biết giá trị của mỗi biểu thức sau:

68 130 x 9       

5 x 613 170                  

9 x 68 130 x 5                 

5 x 9 x 68 130

Phương pháp:

- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a.

- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba:

(a x b) x c = a x (b x c).

Lời giải:

68 130 × 9 = 9 × 68 130 = 613 170

5 × 613 170 = 613 170 × 5 = 3 065 850

9 × 68 130 × 5 = (9 × 68 130) × 5 = 613 170 × 5 = 3 065 850

5 × 9 × 68 130 = 5 × (9 × 68 130) = 5 × 613 170 = 3 065 850.

Bài 3 trang 13 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Giải ô chữ dưới đây.

Phương pháp:

Tính giá trị biểu thức rồi giải ô chữ.

Lời giải:

Ê: 4 × 20 × 5 = 4 × (20 × 5) = 4 × 100 = 400

Ý: 4 × 25 × 3 = (4 × 25) × 3 = 100 × 3 = 300

Ô: 6 × 50 × 2 = 6 × (50 × 2) = 6 × 100 = 600

U: 2 × 30 × 4 = (2 × 30) × 4 = 60 × 4 = 240.

Vậy ô chữ cần tìm là: LÊ QUÝ ĐÔN

Bài 4 trang 13 SGK Toán 4 tập 2 - KNTT

Số?

a) 104 x 7 = 7 x …….

b) 9 x 30 = (……. + 10) x 9

c) (6 x 15) x 21 = 6 x (……… x 21)

d) 23 x 3 x 4 = 4 x ……… = 12 x ……….

Phương pháp:

- Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi: a x b = b x a

- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và thứ ba:

(a x b) x c = a x (b x c).

Lời giải:

a) 104 × 7 = 7 × 104

b) 9 × 30 = (20 + 10) × 9

c) (6 × 15) × 21 = 6 × (15 × 21)

d) 23 × 3 × 4 = 4 × 69 = 12 × 23.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan