Bài 1 trang 103 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều
Trong Hình 94, đường thẳng CD là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Chứng minh \(\widehat {CAD} = \widehat {CBD}\).
Phương pháp:
Chứng minh \(\widehat {CAD} = \widehat {CBD}\) bằng cách chứng minh \(\widehat {CAB} - \widehat {DAB} = \widehat {CBA} - \widehat {DBA}\).
Lời giải:
Gọi H là giao điểm của CD và AB.
Do C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên CA = CB.
Do D thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB nên DA = DB.
Xét ∆CHA vuông tại H và ∆CHB vuông tại H có:
CH chung.
CA = CB (chứng minh trên).
CA = CB (chứng minh trên).
Do đó ∆CHA = ∆CHB (cạnh huyền - cạnh góc vuông).
Bài 2 trang 103 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều
Trong Hình 95, đường thẳng a là đường trung trực của hai đoạn thẳng AB và CD. Chứng minh:
a) AB // CD;
b) \(\Delta MNC = \Delta MND;\)
c) \(\widehat {AMD} = \widehat {BMC}\);
d) \(AD = BC,\widehat A = \widehat B\);
e) \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\).
Phương pháp:
a) Chứng minh AB // CD bằng cách dựa vào đường thẳng a là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD.
b) Chứng minh \(\Delta MNC = \Delta MND\) theo trường hợp cạnh huyền – cạnh góc vuông.
c) Dựa vào kết quả của phần b) để chứng minh \(\widehat {AMD} = \widehat {BMC}\).
d) Chứng minh \(AD = BC,\widehat A = \widehat B\) dựa vào cách chứng minh \(\Delta MAD = \Delta MBC\).
e) Chứng minh \(\widehat {ADC} = \widehat {BCD}\) dựa vào kết quả của phần d).
Lời giải:
a) Do a là đường trung trực của cả hai đoạn thẳng AB và CD nên a ⊥ AB và a ⊥ CD.
Do đó AB // CD.
b) Xét ∆MNC vuông tại N và ∆MND vuông tại N có:
MN chung.
NC = ND (theo giả thiết).
Do đó ∆MNC = ∆MND (2 cạnh góc vuông).
Bài 3 trang 103 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm B nằm giữa hai điểm A và C. Gọi a và b lần lượt là đường trung trực của các đoạn thẳng AB và BC. Chứng minh a // b.
Phương pháp:
Hai đường thẳng không cắt nhau cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
Lời giải:
a là đường trung trực của đoạn thẳng AB nên a vuông góc với AB tại trung điểm của AB.
b là đường trung trực của đoạn thẳng BC nên b vuông góc với BC tại trung điểm của BC.
Do A, B, C thẳng hàng và B nằm giữa A và C nên trung điểm của đoạn thẳng AB và trung điểm của đoạn thẳng BC không trùng nhau.
Do đó a // b.
Bài 4 trang 103 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh Diều
Cho đường thẳng d là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Điểm M không thuộc đường thẳng d và đoạn thẳng AB sao cho đường thẳng d cắt đoạn thẳng MB tại điểm I. Chứng minh:
a) \(MB = AI + IM\);
b) MA < MB.
Phương pháp:
a) Dựa vào tính chất của đường trung trực: Một điểm thuộc đường trung trực thì cách đều hai đầu mút.
b) Dựa vào tính chất trong tam giác: Tổng hai cạnh bất kì luôn lớn hơn độ dài cạnh còn lại.
Lời giải:
a) Đường thẳng d cắt MB tại I nên I thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Do đó AI = BI.
Khi đó MB = BI + IM = AI + IM.
b) Xét trong tam giác AIM có AI + IM > MA.
Mà AI + IM = MB nên MB > MA.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan