Câu 1 trang 12 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 - Kết nối tri thức
Những từ in đậm trong các câu dưới đây được dùng để thay thế cho những từ ngữ nào?
a. Nắng vàng óng. Lúa cũng vậy.
→ Từ vậy được dùng để thay cho…………………………………………………………
b. Cây tre này cao và thẳng. Các cây kia cũng thế.
→ Từ thế được dùng để thay cho…………………………………………………………...
c. Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu. Đó là thành quả lao động vất vả, "một nắng hai sương" của các cô bác nông dân.
→ Từ đó được dùng để thay cho……………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu đã cho, phân tích từng câu để xác định xem các từ vậy, thế, đó được dùng để thay thế cho từ ngữ nào.
Lời giải:
a. Từ “vậy” được dùng để thay cho: vàng óng
b. Từ “thế” được dùng để thay cho: cao và thẳng
c. Từ “vậy” được dùng để thay cho: Cánh đồng vàng ruộm báo hiệu một vụ mùa bội thu.
Câu 2 trang 12 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 - Kết nối tri thức
Gạch dưới từ để hỏi trong những đoạn trích dưới đây:
a. Cốc! Cốc! Cốc! - Ai gọi đó? - Tôi là Thỏ. (Võ Quảng) |
b. Bé nằm ngẫm nghĩ - Nắng ngủ ở đâu? - Nắng ngủ nhà nắng Mai lại gặp nhau. (Thụy Anh) |
c. Mùa nào phượng vĩ Nở đỏ rực trời Ở khắp nơi nơi Ve kêu ra rả? (Câu đố) |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các khổ thơ và lựa chọn từ để hỏi thích hợp.
Lời giải:
a. Từ để hỏi: Ai?
b. Từ để hỏi: Ở đâu?
c. Từ để hỏi: Mùa nào?
Câu 3 trang 13 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 - Kết nối tri thức
Đọc Câu chuyện hạt thóc ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 21) và trả lời câu hỏi.
a. Các từ in đậm trong câu chuyện được dùng để làm gì?
Các từ in đậm (tôi, bạn, cậu, tớ) trong câu chuyện được dùng để…………………………… …………………………………………………………………………………………………
b. Trong số các từ đó, những từ nào chỉ người nói, những từ nào chỉ người nghe?
Những từ dùng để chỉ người nói: ………………………………………………………
Những từ dùng để chỉ người nghe là: ………………………………………………….
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu chuyện để thực hiện yêu cầu của đề bài.
Lời giải:
a. Các từ in đậm (tôi, bạn, cậu, tớ) trong câu chuyện được dùng để xưng hô.
b. – Những từ dùng để chỉ người nói: tôi, tớ.
– Những từ dùng để chỉ người nghe: bạn, cậu.
Câu 4 trang 13 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 - Kết nối tri thức
Tìm đại từ xưng hô trong những câu thơ dưới đây của nhà thơ Tố Hữu và cho biết từ nào chỉ người nói, từ nào chỉ người nghe.
a. Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về có nhớ núi không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn |
- Từ chỉ người nói: …………………… |
- Từ chỉ người nghe …………………… |
|
b. – Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! |
- Từ chỉ người nói: …………………… |
- Từ chỉ người nghe …………………… |
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu thơ để tìm đại từ xưng hô theo yêu cầu đề bài.
Đại từ xưng hô: Đại từ là từ dùng để xưng hô như tôi, tớ, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, chúng ta,...
Lời giải:
a. Mình về, mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? |
– Từ chỉ người nói: ta – Từ chỉ người nghe: mình
|
b. – Cháu đi liên lạc, Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà! |
– Từ chỉ người nói: cháu – Từ chỉ người nghe: chú |
Câu 5 trang 13 VBT Tiếng Việt 5 tập 1 - Kết nối tri thức
Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ.
Phương pháp:
Em đọc kĩ câu chuyện Hạt thóc và sử dụng kiến thức về đại từ.
Lời giải:
Có thể viết lời đáp của Ngô như sau:
- Cách 1: Hạt thóc: "Đúng vậy, nhưng dù ở đâu, tớ vẫn có giá trị riêng của mình."
- Cách 2: Hạt thóc: "Tớ không nên nói như vậy. Tớ xin lỗi vì đã coi thường các cậu."
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục