Câu 1 trang 160 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đọc một bài dưới đây và nói lên cảm nghĩ của em về bài đọc đó.
- Thư gửi các học sinh
- Tấm gương tự học
- Tranh làng Hồ
- Một ngôi chùa độc đáo
Phương pháp:
Em đọc một bài và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em đọc bài Thư gửi các học sinh và có cảm nghĩ: Bác rất vui mừng vì Việt Nam có một nền giáo dục dân chủ, riêng Việt Nam. Bác rất thương yêu và lo lắng cho học sinh, sự nghiệp giáo dục nước nhà. Kì vọng của Bác với các em học sinh là rất lớn, phải học tập và giáo dục tốt, mới có thể đưa nước nhà tới con đường phát triển, sánh vai với các cường quốc thế giới.
Câu 2 trang 160 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Giải ô chữ: Ai giỏi tiếng Việt?
a. Tìm ô chữ hàng ngang.
(1) Biện pháp * là dùng từ lặp đi lặp lại để làm nổi bật sự vật, hoạt động, làm tăng tính biểu cảm.
(2) * được dùng để nối các từ, các về câu, các câu với nhau.
(3) * là những từ được dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế.
(4) Dấu * được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
(5) * là những từ được dùng để gọi tên hoạt động, trạng thái của sự vật.
(6) Đại từ * được dùng để chỉ người nói, người nghe trong giao tiếp.
(7) Đại từ * được dùng để hỏi.
(8) Những từ * là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
(9) Đại từ * được dùng để thay cho từ ngữ đã được nêu trước đó.
b. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu hồng.
Phương pháp:
Em đọc kĩ các câu hỏi để trả lời.
Lời giải:
a. Các ô chữ hàng ngang là:
(1) điệp từ
(2) kết từ
(3) đại từ
(4) gạch ngang
(5) động từ
(6) xưng hô
(7) nghi vấn
(8) đồng nghĩa
(9) thay thế
b. Từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu hồng là: từ đa nghĩa
Câu 3 trang 161 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Thực hiện các yêu cầu sau:
a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
(Xuân Diệu)
b. Việc sử dụng các diệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì?
Gợi ý:
- Nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng.
- *
Phương pháp:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích là:
– Điệp từ: phượng, đến.
– Điệp ngữ: không phải, cả một.
b. Việc sử dụng các điệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng, khẳng định những suy nghĩ sai lầm về phượng là không đúng và giới thiệu về phượng cho người đọc, người nghe được biết.
Câu 4 trang 161 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) nói về một cảnh vật mà em quan sát được, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.
Phương pháp:
Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp.
Gợi ý:
- Cảnh vật em quan sát là gì?
- Cảnh vật đó có những đặc điểm nào?
- Cảm xúc, suy nghĩ của em ra sao?
Lời giải:
Bình minh trên biển thật lung linh, khoáng đạt. Biển xanh, biển rộng, biển mát làm sao! Những đợt sóng vỗ vào bờ không ngơi nghỉ, đợt sóng nối nhau đuổi ngoài khơi xa, sóng gối nhau tấp vào bờ, thoả lấp những vết chân cát, những vỏ ốc, vỏ hến trắng tinh. Biển sớm nước lạnh và trong, đứng thẳng nhìn xuống nước, ta thấy những hạt cát như lửng lơ, treo giữa vùng nước tự do, dạt dào.
Câu 5 trang 161 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trò chơi: Đặt câu với cặp kết từ nếu... thì... hoặc vì... nên...
Cách chơi: Chọn ra 2 nhóm thi với nhau, mỗi nhóm 4 – 5 bạn (nhóm nếu... thì... và nhóm vì...nên...). Các bạn trong mỗi nhóm luân phiên nhau đặt các vế câu chứa cặp kết từ của nhóm mình (theo mẫu). Trong 5 – 7 phút, nhóm nào tạo được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng.
Mẫu
Phương pháp:
Em đọc kĩ cách chơi và tham gia chơi cùng bạn theo mẫu.
Lời giải:
- Nếu đạt điểm cao thì mẹ sẽ thưởng cho em một món quà.
- Nếu trời mát mẻ thì bố sẽ dẫn em đi chơi.
- Nếu không học hành chăm chỉ thì em sẽ bị điểm kém.
-…
- Vì trời mưa nên em bị ướt.
- Vì không chăm chỉ học bài nên em đã đạt kết quả không tốt.
- Vì đi học muộn nên em bị cô giáo nhắc.
- Vì mải chơi nên em quên làm bài tập.
-….
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục