Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông ? (trích) SBT Ngữ Văn 12 tập 1

Bình chọn:
4.3 trên 3 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 133 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 12 tập 1

1. Theo anh (chị), tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc thể văn nào ? Từ đó, cần phải lưu ý điều gì khi tìm hiểu tác phẩm này ?

Trả lời:

Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một tác phẩm thuộc thể loại bút kí. Bút kí thường không sử dụng hư cấu vào việc phản ánh hiện thực. Bút kí ghi lại những con người, những sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó.

Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một bài bút kí giàu chất tuỳ bút, về thực chất thuộc thể tuỳ bút. Đặc điểm của thể văn tuỳ bút là hết sức tự do, phóng túng, không tuân theo một quy phạm chặt chẽ nào. Theo quan niệm của Nguyễn Tuân, tuỳ bút là lối văn “độc tấu”, trong đó, nhân vật chính là cái tôi của tác giả. Vì thế, xét đến cùng, sự hấp dẫn của tuỳ bút là của cái tôi ấy.

Những điều trên đây cho phép chúng ta khẳng định, muốn phát hiện được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, cần phải thấy được cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - một cái tôi tài hoa, với vốn văn hoá sâu rộng, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, nhất mực say mê cái đẹp của cảnh vật và con người xứ Huế. 

2. Qua ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương hiện lên với vẻ đẹp như thế nào ? Phân tích để làm rõ những vẻ đẹp ấy. Hãy chỉ ra phát hiện riêng của tác giả.

Trả lời:

Cần làm rõ 2 ý : vẻ đẹp của sông Hương và phát hiện độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Vẻ đẹp của sông Hương : Bằng sự quan sát tinh tế, nhà văn đã phát hiện ra vẻ đẹp của dòng sông Hương từ thượng nguồn đến đoạn chảy qua kinh thành Huế, với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Ở thượng nguồn, sông Hương có vẻ đẹp “phóng khoáng và man dại” như một cô gái Di-gan. Khi chảy qua dãy Trường Sơn, sông Hương như “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác". Nhưng đến khi ra khỏi rừng, sông Hương lại trở nên “dịu dàng và trí tuệ”, “mềm như tấm lụa”. Khi uốn lượn quanh những rừng thông đặt lăng mộ vua chúa nhà Nguyễn, nó lại có vẻ đẹp “trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”,...

- Phát hiện độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Vẻ đẹp của dòng sông Hương còn hiện lên qua những áng thơ văn của Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Tố Hữu. Ở đây, vẻ đẹp của dòng sông Hương gắn liền với cách cảm nhận, cách nhìn riêng của từng nhà thơ, “không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.

+ Xưa nay, người ta thường nói nhiều về vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng, thơ mộng của sông Hương và xứ Huế. Với sự hiểu biết tường tận về sông Hương, do gắn liền sông Hương và xứ Huế với lịch sử dựng nước và giữ nước nên Hoàng Phủ Ngọc Tường còn phát hiện ra vẻ đẹp hùng tráng của dòng sông thơ mộng này. Không chỉ thơ mộng, sông Hương còn là “bản trường ca của rừng già”, là dòng Linh giang gắn liền với cuộc chiến đấụ bảo vệ biên giới phía nam của nước Đại Việt xưa,...

3. Trong Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có cách ví von, so sánh đặc sắc, đầy sáng tạo, bất ngờ và hấp dẫn ngưòi đọc.

Hãy tìm một số câu văn có cách ví von, so sánh đó ; phân tích để làm rõ giá trị thẩm mĩ của chúng.

Trả lời:

Có thể tìm thấy trong Ai đã đặt tên cho dòng sông ? nhiều ví von, so sánh đặc sắc, giàu giá trị thẩm mĩ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài tập này yêu cầu phải chỉ ra được, đồng thời phải phân tích, đánh giá được cái hay của những so sánh, ví von của tác giả trong bài bút kí.

Phía đó, nơi cuối đường, nó (sông Hương - NBS) đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thầnh phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non”.

4. Anh (chị) có nhận xét gì về cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ?

Giải:

Bài kí đã thể hiện rõ nét cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

- Cái tôi uyên bác với vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về địa lí, lịch sử, văn hóa xứ Huế.

- Cái tôi tinh tế trong quan sát, cảm nhận và miêu tả với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo.

- Cái tôi có tình yêu say đắm, gắn bó với quê hương xứ Huế, với sông Hương.

- Cái tôi tài hoa với văn phong tao nhã, hướng nội, ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu.

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Bài viết liên quan