Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân ngắn nhất Văn 7 tập 2 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Câu 1 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời: 

Đó là một hôm Răng, Miệng, Tay và Chân thấy mình phải làm việc vất vả mà Bụng chỉ có việc xơi nên họ rủ nhau không làm gì để  Bụng phải cùng chung tay làm. Kết quả là các thành viên trong cơ thể đều cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không làm gì được. Lúc này họ mới hiểu ra Bụng không hề chơi mà anh ấy cũng có việc khác phải làm. Từ đó, họ hiểu ra phải chung tay đoàn kết với nhau, cùng làm việc thì thân kia mới không bị ra rời. 

Câu 2 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời: 

* Giống:

- Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác:

- Được kể bằng văn vần.

- Thay vì dùng hình ảnh con vật, câu chuyện lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời: 

Theo em, có thể rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân là trong một tập thể, mỗi người đều có trách nhiệm và nhiệm vụ khác nhau, chúng ta nên tôn trong họ và tránh ghen ghét, đố kị.

Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2) 

 Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em

Trả lời: 

Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam) và truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp có nội dung tương tự nhau, đều nói về con người trong một tập thể. Khác nhau ở chỗ trong truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, đối tượng bị ghen tị ở đây là lão Miệng và được kể dưới dạng văn xuôi, còn trong truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân thì là Bụng và được kể dưới dạng thơ. Dù vậy, cả hai truyện đều đem đến cho ta bài học sâu sắc về cách cư xử của con người trong một tập thể nhất định. Ở đó, mọi người phải biết tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan