Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Văn 9 tập 2 ngắn gọn

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 2. Trả lời các câu hỏi sau: Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt? Tinh thần ham học và chủ động học tập của Nguyễn Hiền như thế nào?

I- ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

a. Các đề bài trên có gì giống nhau? Chỉ ra những điểm giống nhau đó.

b. Mỗi em nghĩ ra một đề bài tương tự.

Trả lời:

a. Giống nhau: đều đưa ra một hiện tượng đời sống và yêu cầu trình bày quan điểm tư tưởng của mình về vấn đề được nêu

Khác nhau:

Đề 4 khác với những đề còn lại ở chỗ đề 4 đưa ra đoạn văn và yêu cầu chúng ta đọc, nhận xét và đánh giá về câu chuyện đó.

Nội dung được đưa ra một cách gián tiếp so với các đề còn lại

b. Ví dụ: Tình trang ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ngày càng gia tăng. Em hãy nêu lên ý kiến của em về hiện tượng đó

II- CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

Trả lời câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 9, tập 2)

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a.

- Đề thuộc loại nghị luận về hiện tượng đời sống.

- Hiện tượng: học tập theo tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

- Yêu cầu: nêu suy nghĩ về hiện tượng.

b.

Hành động của Phạm Văn Nghĩa khiến Thành đoàn phát động phong trào “Học tập Phạm Văn Nghĩa”:

- Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.

- Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.

- Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).

- Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.

2. Lập dàn bài

- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa

- Thân bài:

+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa

+ Đánh giá việc làm của Nghĩa

+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa

- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

III. LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho đề 4, mục I ở trên

( Gợi ý: 

Đọc kĩ đề và tìm hiểu ý.

Trả lời các câu hỏi sau: Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền có gì đặc biệt? Tinh thần ham học và chủ động học tập của Nguyễn Hiền như thế nào? Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền biểu hiện ra sao? Em có thể học tập được gì ở Nguyễn Hiền?)

Trả lời: 

Lập dàn ý đề 4

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về các trạng nguyên ở nước ta.

- Nêu sơ lược vài nét về Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

b. Thân bài:

- Phân tích hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Hiền: nhà nghèo phải xin làm chú tiểu quét chùa.

- Đánh giá tinh thần chủ động và ham học của Nguyễn Hiền: nép bên cửa lắng nghe, hỏi thêm thầy, lấy lá để viết chữ, xin thầy đi thi để xem sức học của mình.

- Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Nguyễn Hiền có ý thức tự trọng rất cao, yêu cầu nhà vua có võng lọng với đầy đủ nghi thức mới chịu về kinh.

c. Kết bài:

- Nguyễn Hiền là Trang nguyên nhỏ tuổi nổi tiếng của đất nước, là tấm gương sáng của thần đồng đất Việt.

- Chúng ta học tập ở Trạng nguyên Nguyễn Hiền tinh thần ham học, tinh thần vượt lên hoàn cảnh khó khăn.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan