Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Văn 12 Cánh Diều tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Đọc trước truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu. Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không? Dự đoán về hành động của họ.

I. Chuẩn bị:

Câu hỏi 1: (trang 25 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Đọc trước truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Minh Châu.

Lời giải:

-Cuộc đời:

Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải) huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đầu năm 1950 ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn, Từ năm 1952 đến năm 1958 ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320. Năm 1962 ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
-Sự nghiệp văn chương:

Các tiểu thuyết và truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 khá tiêu biểu cho thành tựu, đặc điểm và giới hạn của nền văn học sử thi thời kì kháng chiến chống Mỹ

Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời chống Mĩ, cũng là “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) cho công cuộc đổi mới văn học từ sau năm 1975. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

Ở Nguyễn Minh Châu, sự đổi mới mạnh mẽ trong ý thức nghệ thuật luôn đi liền với những tìm tòi đổi mới trong sáng tác của nhà văn

Quan niệm về mối quan hệ giữa văn học và đời sống của Nguyễn Minh Châu là một quan niệm đặt trên nền tảng tinh thần nhân bản “Văn học và đời sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người”.

II. Đọc - hiểu:

Câu hỏi 1: (trang 26 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ không? Dự đoán về hành động của họ.

Lời giải:

- Sự xuất hiện của hai nhân vật có bất ngờ thể hiện ở câu văn “...đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên...một chiếc thuyền lưới vó đang chèo thẳng trước mặt tôi”

- Hai nhân vật đang đi vào bờ có thể để lấy những vật phẩm thiết yếu hoặc đồ bị bỏ quên, cũng có thể là dừng chân nghỉ ngơi và vào bờ mua đồ.

Câu hỏi 2: (trang 26 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Cảnh tượng này đem lại cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

Đây là bức tranh cuộc sống khổ cực ẩn sau sự hoàn mỹ của phát hiện thiên nhiên mà Phùng đã khám phá trước đó.

Câu hỏi 3: (trang 27 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chú ý những hành động của chú bé Phác với người mẹ.

Lời giải:

Những hành động của chú bé Phác với người mẹ: “ lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt mẹ như muốn lau đi những giọt nước”

→  Hành động vô cùng dịu dàng, thể hiện tình yêu thương đối với mẹ của bé Phác.

Câu hỏi 4: (trang 29 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Sự tương phản trong chân dung của mẹ và con gái đem lại cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

Trong tác phẩm, cô gái được mô tả “đứa con gái chạc 14, 15 tuổi. Đấy là trông vóc người và mái tóc xõa ngang vai…” trái ngược hoàn toàn với hình ảnh người mẹ “một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch”.

Sự tương phản giữa mẹ và con gái được thể hiện rõ ràng qua cách sống, quan điểm và cảm xúc của họ. Mẹ, người phụ nữ truyền thống, chấp nhận số phận và hoàn cảnh của mình; trong khi con gái, người phụ nữ hiện đại, luôn khao khát tự do và quyền lựa chọn cuộc sống của mình. Sự tương phản này khiến em suy nghĩ về sự phức tạp của quan hệ mẹ - con, và cách mà nó phản ánh và ảnh hưởng đến xã hội rộng lớn.

Sự tương phản trong chân dung của người mẹ và con gái càng làm nhấn mạnh sự khốn khổ, mệt mỏi của người đàn bà hàng chài – người đã phải trải qua biết bao nhiêu bất hạnh trong cuộc sống để nuôi các con khôn lớn.

Câu hỏi 5: (trang 29 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chú ý những cử chỉ, hành động vái lạy quý tòa của người đàn bà

Lời giải:

Cử chỉ, hành động của người đàn bà: hướng về phía Đẩu, chắp tay vái lia lịa. 

→ Thái độ run sợ, lo lắng, van xin của người đàn bà hàng chài với chánh án Đẩu.

Câu hỏi 6: (trang 30 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chú ý những thay đổi trong thái độ của người đàn bà.

Lời giải:

Sự thay đổi trong thái độ của người đàn bà: Từ lo sợ, khúm núm, van xin cho đến thái độ bình tĩnh, sắc sảo. 

Câu hỏi 7: (trang 31 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Thử suy đoán về điều "vừa vỡ ra trong đầu" vị chánh án.

Lời giải:

Có lẽ rằng vị chánh án Đẩu nhận ra rằng mình đã quá nóng vội, thiếu sự sâu sắc khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề mà chỉ thấy được cái bề nổi xù xì nhưng chưa thấy được góc khuất, ẩn sâu, phức tạp bên trong.

Bởi qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài cũng đã mang đến cho Đẩu hiểu hơn về cuộc sống, số phận con người: Chiến tranh đã kết thúc nhưng con người vẫn phải đối diện với những bi kịch mới, đó là cái đói, cái nghèo.

Câu hỏi 8: (trang 32 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Tại sao hình ảnh con thuyền sóng gió được lặp lại trong đoạn văn này?

Lời giải:

Hình ảnh con thuyền sóng gió được lặp lại một lần nữa như phần nào ẩn dụ cho những cuộc đời, số phận người dân bất hạnh, khó khăn, đối mặt với nhiều bi kịch. Con thuyền vẫn đậu ở ngay giữa sóng gió mà không về bờ cũng như cuộc sống bất hạnh của người dân luôn phải trải qua nhiều thách thức, vất vả để bôn ba.

III. Sau khi đọc:

Câu hỏi 1: (trang  SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Truyện Chiếc thuyền ngoài xa có thể chia làm mấy phần? Lập sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích. 

Lời giải:

Bố cục 4 : phần

+ Phần 1 : “Lúc bấy giờ...Ở lại chơi thêm vài bữa” : Phùng phát hiện ra bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp ở vùng phá

+ Phần 2 : “Ngay lúc ấy...chiếc thuyền lưới vó đã biến mất” : Cảnh bạo lực gia đình của gia đình hàng chài

+ Phần 4 : Đoạn còn lại : Khung cảnh chiếc thuyền trước sóng gió và những suy tư của nhân vật Phùng về bức ảnh được chọn

- Sơ đồ về mối quan hệ giữa các nhân vật :

Câu hỏi 2: (trang 33 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Câu chuyện được kể từ điểm nhìn của ai? Ý nghĩa của việc lựa chọn điểm nhìn này.

Lời giải:

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, dưới điểm nhìn của nhân vật Phùng – là một người nhiếp ảnh

- Việc lựa chọn điểm nhìn này đã đưa đến sự khách quan, độc đáo và được truyển tải trực tiếp từ người chứng kiến sự việc nên mang tính chân thực, tăng khả năng khám phá đời sống diễn ra trong tình huống truyện và giàu sức thuyết phục cho độc giả.

Câu hỏi 3: (trang 33 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Phân tích sự biến đổi cảm nhận của nhân vật Phùng về những ngư dân trong tác phẩm.

Lời giải:

Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” nhân vật Phùng ban đầu có cảm nhận hơi xa lạ với cuộc sống của những ngư dân. Tuy nhiên qua quá trình tiếp xúc và trải nghiệm, cảm nhận của Phùng dần thay đổi.

+Tâm trạng của Phùng khi chứng kiến hiện thực đời sống: Cảnh tượng người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách tàn nhẫn và càng kinh ngạc hơn khi người đàn bà bị đánh kia “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy”. Sau đó, hình ảnh thằng bé giật lấy chiếc thắt lưng quật thẳng ngực người đàn ông; còn lão ta “dang thẳng cánh cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo dúi xuống cát”. Chứng kiến cảnh đó nghệ sĩ Phùng “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn lặng”…

+Tâm trạng của nhân vật Phùng khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài: hoàn cảnh gia đình, lí do không muốn vỡ lẽ. Lúc này, tâm trạng của Phùng có nhiều sự thay đổi

- Người đàn bà hàng chài: Đằng sau bề ngoài thô kệch, lam lũ là người phụ nữ trải đời sâu sắc, có tình yêu thương con vô bờ bến, là người vợ bao dung, thấu hiểu chồng.

- Gã chồng vũ phu: Là người đáng tráng nhưng cũng đáng thương. Gã không chỉ là tội nhận mà còn là nạn nhân của hoàn cảnh quẫn bách, khó khăn

- Thằng Phác: Đằng sau hành động trái với luân thường đạo lí ấy là tình thương mẹ vô bờ bến.

→ Quá trình chuyển biến cảm xúc, thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: từ hạnh phúc ngỡ mình nhìn thấy vẻ đẹp toàn bích của khung cảnh thiên nhiên đến cảm giác sững sờ, kinh ngạc, phẫn nộ trước bức tranh cuộc sống phũ phàng; từ sự thương hại trước vẻ nhẫn nhục đến sẻ chia, cảm thông; từ thái độ bất bình gay gắt trước những hoàn cảnh nghịch lí đến thấu hiểu lẽ đời.

→ Qua sự thay đổi trong cảm nhận của nhân vật Phùng tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu biển cả, sự kiên trì, bền bỉ của con người trong cuộc sống và về sự tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong xã hội.

Câu hỏi 4: (trang 33 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Phân tích tính đa diện trong tính cách của người đàn bà hàng chài.

Lời giải:

a. Là người mẹ có tình thương con vô bờ bến:

- Cam chịu đòn roi của chồng để nuôi con khôn lớn

- Luôn cố gắng tránh cho con bị tổn thương về tinh thân

- Đau đớn vì không thể che chở cho tâm hồn ngây thơ của con

- Chắt chiu niềm vui bình dị với con: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…)

b. Là người vợ thấu hiểu chồng, giàu lòng vị tha:

- Thấu hiểu tính cách chồng ( cục tính nhưng hiền lành lắm)

- Cảm thông cho người chồng: biết rằng cuộc sống quá khốn khổ nên dẫn tới sự tha hóa của người chồng

- Gánh hết lo toan, khổ cực : tự nhận lỗi về mình ( cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá)

→ Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

c. Người từng trải, sống sâu sắc và thấu hiểu lẽ đời:

- Đưa ra những lời nói thuyết phục khi đưa ra các lí do từ chối sự giúp đỡ của Đẩu  “Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao các chú biết như thế nào..”

- Giọng điệu của người bề trên: “Chị cảm ơn các chú..”

Câu hỏi 5: (trang 33 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chỉ ra tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu. Từ đó, nêu lên chủ đề của tác phẩm.

Lời giải:

- Tính đối thoại trong cái nhìn của người đàn bà hàng chài với cái nhìn của Phùng và Đẩu :

+ Trong cái nhìn của Phùng và Đẩu chắc hẳn người đàn bà hàng chài sẽ bỏ chồng và đánh đập vợ con là điều không thể chấp nhận được, trái với mọi quy chuẩn đạo đức và trách nhiệm của người chồng.

+ Trong cái nhìn của người đàn bà làng chài, việc đánh đập vợ con không tệ bằng việc trên thuyền không có người đàn ông để chống chọi lại sự khắc nghiệt của biến khơi. Quan trọng hơn hết trong thâm tâm bà vẫn luôn nhớ đến cái ơn của người chồng và bà cũng hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tính khí của người chống, trong mắt bà anh chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh, của chiến tranh và của cuộc sống mưu sinh.

→ Cái nhìn của Phùng và Đẩu đã thay đổi sau khi người đàn bà hàng chài nói ra quan điểm của mình. Nếu cái nhìn của Phùng và Đẩu là lí thuyết, giáo điều thì cái nhìn của người đàn bà hàng chài chính là thực tế cuộc sống. Chính điều đó đã làm thay đổi điểm nhìn của Phùng và Đẩu, giúp họ có cái nhìn đa chiếu, thiết thực và đúng đắn hơn.

Câu hỏi 6: (trang 33 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Hãy trình bày quan điểm của em về sự lựa chọn cách sống của người đàn bà hàng chài.

Lời giải:

Em cho rằng người đàn bà hàng chài lựa chọn cuộc sống như vậy trong hoàn cảnh như vậy là sự lựa chọn bắt buộc. Bởi bản thân không thể nuôi nổi tất cả các con, còn phụ thuộc vào người chồng và quan trọng hơn hết người đàn bà vẫn luôn mang một ơn huệ của người chồng. Vì vậy, nhờ vào tình thương con và vì tương lai của những đứa con, chị chấp nhận hi sinh cuộc đời chị để gieo hy vọng vào tương lai, cuộc sống của các con sẽ no đủ, đầm ấm hơn. Qua sự lựa chọn đó, em thấy người đàn bà hàng chài là một người phụ nữ giàu đức hy sinh.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan