Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ngắn nhất - Văn 8 tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 2. Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở những địa phương khác mà em biết.

Câu 1 trang 145 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Đọc đoạn trích sau:

a) Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng dần mừng nhảy chân sáo:;

U đi đâu từ lúc trưa non đến giờ? Có mua được gạo không? Sao u lại không thế?

( Ngô Tất Tố- Tắt Đèn)

b) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi đã òa khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

-Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

( Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích trên. Trong các đoạn trên những từ ngữ xưng hô nào là toàn dân, những từ ngữ nào không phải toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ ngữ địa phương.

Trả lời: 

 - Từ “u” (dùng để gọi mẹ) là từ xưng hô địa phương. 

 - Từ “mợ” (dùng để gọi mẹ) không phải là từ xưng hô địa phương, cũng không phải là từ xưng hô toàn dân. Đó là biệt ngữ xã hội.

Câu 2 trang 145 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở những địa phương khác mà em biết

Trả lời: 

Ví dụ: tui (tôi), tau (tao), hấn (hắn), bọ, thầy, tía (bố), bầm, mế, má (mẹ),...

Câu 3 trang 145 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Từ xưng hô của địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?

Trả lời:

Các từ xưng hô địa phương thường chỉ dùng trung phạm vi giao tiếp hẹp (trong vùng địa phương) và không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. 

Câu 4 trang 145 - Văn 8 Tập 2

Câu hỏi: 

Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) ở học kì I và cho nhận xét.

Trả lời: 

- Phần lớn các từ chỉ người có quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô.

- Trong tiếng Việt, người ta còn dùng các đại từ, các từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp,… để xưng hô.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan