Xem thêm: Bài 3: Những di tích lịch sử và danh thắng (Văn bản thông tin)
* Suy ngẫm và phản hồi:
Nội dung chính: Văn bản Cột cờ Thủ Đức- di tích cổ bên sông Sài Gòn viết về cột cờ Thủ Đức với tư cách là một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. Thông qua văn bản bạn đọc được cung cấp một số thông tin cơ bản về cột cờ Thủ Đức như năm xây dựng, nguồn gốc tên gọi, quá trình tồn tại, các sự kiện lớn gắn với địa điểm này… Từ những thông tin ấy, bạn đọc không chỉ hiểu biết hơn về một di tích cổ tại Sài Gòn mà còn có được những cảm nhận sâu sắc, đặc biệt đối với di tích này.
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Phương pháp:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải:
- Mục đích của văn bản này chính là cung cấp những thông tin cơ bản như thời điểm ra đời, nguồn gốc tên gọi, đặc điểm kiến trúc, chức năng, bề dày lịch sử … của di tích cổ- cột cờ Thủ Đức.
- Những đặc điểm của văn bản giúp em nhận ra mục đích của văn bản là:
+ Cấu trúc của văn bản đảm bảo đảu 3 phần: mở đầu- giới thiệu khái quát về cột cờ Thủ Đức; nội dung- trình bày những thông tin cụ thể, những khía cạnh khác nhau của cột cờ Thủ Đức; kết thúc: nhận xét khái quát về cột cờ Thủ Đức.
+ Hình thức: Tên đề mục các phần tương đương với những khía cạnh khác nhau của đối tượng được in đậm; sử dụng nhiều hình ảnh minh họa cho đối tượng.
+ Cách trình bày thông tin: theo trình tự thời gian (ứng với các mốc sự kiện, các năm)
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ Quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.
Phương pháp:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải:
- Cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ Quốc của những người Việt Nam” đó là
+ Thuật lại các sự kiện lịch sử quan trọng theo thời gian
Tác dụng: Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của từng cuộc chiến
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn…và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.
Phương pháp:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải:
- Những thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn… và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay” là:
+ “Tháng 10/1865… một cột tín hiệu Mát đề Xích-nhô… tòa nhà trụ sở của hãng.”
+ “Cột tín hiệu này được xây dựng … làm tín hiệu cho các tàu thuyền.”
+ “Ban đầu, cột tín hiệu này được làm đơn giản… đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay.”
- Những chi tiết trong trên không chỉ khái quát được thời điểm ra đời, lí giải tên gọi của di tích cổ cột cờ Thủ Đức mà còn diễn giải được một quá trình thay đổi về diện mạo của khu di tích này.
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Phương pháp:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải:
- Văn bản sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh minh hoạ, các kĩ thuật in ấn ( in ngiêng, in đậm,...)
- Tác dụng:
Cung cấp hình ảnh một cách trực quan, làm người đọc dễ hình dung hơn về cột cờ. Hiểu rõ hơn cấu trúc của cột cờ.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Lí giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.
Phương pháp:
Sử dụng năng lực đọc hiểu văn bản về thể loại để thực hiện
Lời giải:
Nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ- di tích cổ bên sông Sài Gòn với sự kết hợp giữa cụm danh từ “Cột cờ Thủ Ngữ” cùng với thành phần phụ chú “di tích cổ bên sông Sài Gòn” đã nhấn mạnh và khắc họa sự tồn tại của một di tích tồn tại bên sông Sài Gòn trong suốt nhiều năm qua. Nhan đề không chỉ chỉ báo bạn đọc về đối tượng được nhắc đến mà còn bao quát toàn bộ những những thông tin cơ bản được trình bày trong tác phẩm.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục