Bài tập
1. Trong các câu dưới đây, hãy tìm những câu nói đúng được đặc điểm của văn biểu cảm và giải thích vì sao.
a) Văn biểu cảm là bài văn viết để khen, chê, bày tỏ tình cảm yêu, ghét đối với con người và sự việc ngoài đời.
b) Văn biểu cảm cốt ở biểu cảm thôi, còn tình cảm đối với ai, đối với việc gì, vật gì thì không quan trọng.
c) Văn biểu cảm yêu cầu kể ra các thuộc tính, phẩm chất của sự việc và con người.
d) Cái cốt yêu ở văn biểu cảm là những suy tư, miêu tả đậm màu cảm xúc.
2. Có hai bạn tranh luận với nhau. Một bạn cho rằng cái cốt yếu trong văn biểu cảm là tình cảm phải chân thật. Không thể nói là yêu mến đối với một người mà em không yêu mến ; không thể tỏ ý coi thường đối với một người đáng kính trọng, vì như vậy là dối trá. Một bạn khác lại cho rằng, cái cốt yếu của văn biểu cảm là viết văn cho hay, làm cho người đọc xúc động là được, vì người đọc không thể biết được tình cảm của người viết có chân thành, trung thực hay không, sự việc có thật hay không. Em tán thành với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ?
3. Hãy cho biết ý kiến đúng trong số các ý kiến sau đây :
a) Văn biểu cảm phải chân thực, trong lòng có cảm xúc gì thì phải biểu hiện cảm xúc ấy.
b) Văn biểu cảm phải chọn tình cảm nào sâu sắc nhất giàu ý nghĩa nhất mà biểu hiện, như thế bài văn mới tập trung và mới có hiệu quả biểu đạt.
c) Bài văn biểu cảm biểu hiện tình cảm nào cũng được, nhưng chỉ nên biểu hiện một tình cảm mà thôi.
d) Tình cảm trong văn biểu cảm phải chân thật, còn sự việc được kể ra để biểu hiện tình cảm ấy thì có thể tưởng tượng, hư cấu, không nhất thiết phải có thật.
Gợi ý làm bài
1. Các câu a, d là câu đúng. Hãy tự tìm cách giải thích vì sao mà câu b và c là sai và sai ở đâu.
2. Văn biểu cảm phải viết cho hay, làm cho người đọc xúc động. Đồng thời, tình cảm của người viết phải chân thành, trung thực. Nếu tình cảm giả dối, thiếu trung thực thì bài văn không còn giá trị. Ý kiến của mỗi bạn đều có ý đúng, bạn thứ hai có ý không đúng.
3. Hãy chọn những ý kiến nào phù hợp nhất với yêu cầu của bài văn biểu cảm. Theo yêu cầu của bài văn biểu cảm thì ý kiến b là đúng ; ý kiến a chưa chú ý đến vấn đề lựa chọn ; ý kiến c không quan tâm đến việc lựa chọn, còn ý kiến d đúng khi cho phép sử dụng trí tưởng tượng và hư cấu trong biểu cảm.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục