1. a) Trong văn bản Hai cây phong, người kể chuyện tự giới thiệu mình là một hoạ sĩ. Hãy liệt kê những chi tiết trong bài chứng tỏ hai cây phong được miêu tả dưới con mắt quan sát của một hoạ sĩ.
b) Duyệt lại xem khi "vẽ" hai cây phong, trong số các mối quan tâm quen thuộc của một hoạ sĩ như bố cục, đường nét, màu sắc, ánh sáng,... người kể chuyện ở đây quan tâm chủ yếu đến những mặt nào.
c) Dẫn ra những chi tiết trong bài để chứng minh rằng trong "bức tranh" bằng ngôn từ này, "hoạ sĩ" còn vận dụng cả thính giác, cả trí tưởng tượng và tâm hồn của mình để miêu tả hai cây phong.
Trả lời:
Khi miêu tả một vật nào đó, người ta thường dùng năm giác quan của mình (thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác) để nhận biết. Trí tưởng tượng và tâm hồn cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt khi người đó lại là một nghệ sĩ hoặc giữa người đó với đối tượng miêu tả có mối quan hệ gắn bó đặc biệt.
Để làm bài tập này, HS phải đọc kĩ đoạn văn, khảo sát xem từng chi tiết miêu tả hai cây phong liên quan đến giác quan nào ; từ đó chứng minh con mắt quan sát của người kể chuyện đóng vai trò quan trọng nhất (a), điều này rất có ý nghĩa, vì người kể chuyện tự giới thiệu mình là hoạ sĩ. Khảo sát kĩ những chi tiết miêu tả hai cây phong về phương diện này và cố hình dung "bức tranh" hai cây phong, HS sẽ nhận thấy bố cục (hai cây phong trên đồi cao) và nhất là đường nét (dẫn chứng) giữ vị trí quan trọng, còn vai trò của màu sắc, ánh sáng ít được nghệ sĩ quan tâm (b).
Cũng trên cơ sở đọc kĩ văn bản, chú ý đến các chi tiết liên quan đến âm thanh (tiếng lá reo, tiếng rì rào, tiếng thì thầm,...), đến trí tưởng tượng (khó lòng trông thây ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng) và những chi tiết nhân cách hoá hai cây phong (dẫn chứng), HS trả lời được ý (c).
Cả ba ý (a), (b) và (c) đều thực hiện theo kiểu ghi chép vào vở bài tập dưới dạng gạch đầu dòng.
2. Giải thích tại sao hai cây phong lại gây xúc động cho người kể chuyện đến như thế, đồng thời cũng làm chứng ta xao xuyến.
a) Hai cây phong trên đồi cao và kí ức tuổi học trò của người kể chuyện.
b) Hai cây phong gắn với câu chuyện xảy ra đã lâu về cô bé An-tư-nai nghèo khổ và thầy giáo Đuy-sen tốt bụng.
Trả lời:
Bài tập này có hai ý cần triển khai : gây xúc động cho người kế chuyện và làm chúng ta xao xuyến.
Để trả lời ý (a), HS cần bình luận về kí ức tuổi học trò mà ai cũng một lần trải qua.
Để trả lời ý (b), HS cần đọc kĩ phần tóm tắt truyện Người thầy đầu tiên trong SGK. Nếu có điều kiện, HS đọc cả truyện này càng tốt.
3. Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn văn : “Vào năm học cuối cùng... không gian bao la và ánh sáng”.
Trả lời:
Để thực hiện tốt bài tập này, cần :
- Hoà mình với tâm hồn của “chúng tôi”, lũ nhóc con trong đoạn văn.
- Đọc diễn cảm nhiều lần đoạn văn.
- Đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn văn.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục