Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Văn 9 tập 1 ngắn gọn

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 9 tập 1. Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)

Bố cục: 

- Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp.

Phần 2 (còn lại): Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trò chuyện.

Nội dung chính:

Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình thủy chung.

Câu 1 trang 115 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong truyện Lục Vân Tiên? Đối với văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu văn chương ấy có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Kiểu kết cấu truyền thống được sử dụng : trình tự thời gian và kết cấu người tốt gặp gian truân, bị hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng (anh hùng cứu mĩ nhân). Đây là kết cấu thể hiện khát vọng nhân dân ở hiền gặp lành.

Câu 2 trang 115 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.

Trả lời:

Phẩm chất Lục Vân Tiên :

   - Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn : thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.

 - Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí : cứu người không mong trả ơn, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.

Câu 3 trang 115 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thê nào? Hãy phân tích điéu đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.

Trả lời:

Nét đẹp tâm hồn Kiều Nguyệt Nga :

   - Con gái khuê các, thùy mị, nết na, có học thức : xưng hô “tiện thiếp – quân tử”, lời nói khiêm nhường, mực thước; thái độ kính trọng, hàm ơn.

   - Trọng tình nghĩa : nhận sự cứu giúp của Vân Tiên, mong được trả ơn chàng.

   - Người con hiếu thảo : vâng lời cha mẹ làm lễ nghi gia dù lòng không muốn.

Câu 4 trang 115 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy Truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?

Trả lời:

Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ. Một phần vì Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ mù, cảm nhận mọi việc xung quanh chủ yếu là hành động lời nói tốt hơn.

Truyện Lục Vân Tiên gần với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian, nhân vật nhất quán tốt và xấu.

Câu 5 trang 115 - Văn 9 Tập 1

Câu hỏi:

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?

Trả lời:

Ngôn ngữ tác giả trong đoạn trích : mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Luyện Tập:

Trả lời câu hỏi (trang 116 SGK Ngữ văn 9, tập 1)

Hãy phân biệt sắc thái riêng trong từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích (Phong Lai, Vân Tiên, Nguyệt Nga)

Trả lời: 

Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích : 

- Vân Tiên : mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga. 

- Phong Lai : hung dữ, ngạo mạn, gian ác và vô học. 

- Nguyệt Nga : dịu dàng khuê các, đoan trang.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan