Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề SBT Ngữ Văn 7 tập 2

Bình chọn:
3.7 trên 6 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 78 Sách bài tập (SBT) Ngữ Văn 7 tập 2. 2. Từ kinh nghiệm được rút ra ở bài làm trên, em thấy phần Thân bài trong dàn ý được làm để chuẩn bị cho bài nói theo đề bài 1c (trang 98, SGK) cần phải có những ý chính gì ?

Bài tập

1. Một bạn HS, khi được giao chuẩn bị đề cương cho bài nói về đề bài 1b (trang 98, SGK), đã ghi trong Thân bài những luận điểm chính như sau :

a)  Giảng nghĩa từ lố: "không hợp với lẽ thường, đến mức đáng chế nhạo, cười chê" (Từ điển tiếng Việt).

b)  Kể tên kẻ làm những trò lố: Toàn quyền Pháp Va-ren.

c)  Thống kê những trò lố của Va-ren :

-  Đi tàu từ Mác-xây đến Sài Gòn những bốn tuần.

-  Đến gặp Phan Bội Châu ở nhà tù.

-  Bắt tay Phan Bội Châu.

-  Dụ dỗ Phan Bội Châu.

-  Phan Bội Châu kín đáo cười ruồi.

   (Cần kể lại một cách chân thực những chi tiết này theo đúng những gì được ghi trong truyện)

   Theo em, hệ thống luận điểm trên có chỗ nào chưa hợp lí ?

2.  Từ kinh nghiệm được rút ra ở bài làm trên, em thấy phần Thân bài trong dàn ý được làm để chuẩn bị cho bài nói theo đề bài 1c (trang 98, SGK) cần phải có những ý chính gì ?

3.  Cô giáo tổ chức cho các em luyện nói trước lớp (hoặc ở Câu lạc bộ Văn học). Đề bài luyện nói là:

    Hãy giải thích câu thơ của Bác Hồ :

Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

   Một bạn cho rằng đề bài này đòi hỏi chúng ta phải lần lượt giải thích;

   -     Mùa xuân là mùa nào ?

   -     Vì sao mùa xuân lại là Tết trồng cây ?

   -     Thế nào là một đất nước càng ngày càng xuân ?

   -     Vì sao Tết trồng cây lại làm cho đất nước càng ngày càng xuân được?

   Theo em, phương hướng giải thích nêu trên có thoả mãn được nhu cầu của người chưa hiểu và đang mong được làm cho hiểu rõ không ? Vì sao vậy ?

4.  Với đề bài trên, một bạn khác lại xây dựng bố cục cho phần Thân bài của bài làm dưới dạng một bảng hệ thống như sau :

Giải thích ý nghĩa

-    Nghĩa của từ xuân được dùng trong mỗi dòng thơ:…

-    Nghĩa chung của cả hai dòng thơ của Bác : ...

Giải thích về cơ sở chân lí trong lời thơ của Bác

-    Vì sao mùa xuân lại là Tết trồng cây : ...

-    Vì sao Tết trồng cây lại có thể "làm cho đất nước càng ngày càng xuân" :

Giải thích về sự vận dụng chân lí đó

Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời Bác dạy :

-    Trong ý thức : …

-    Trong hành động : …

 

   Em có tán thành cách bố cục ấy không ? Vì sao ? Em sẽ nêu những ý gì ở các chỗ còn để trống ?

5.  Hãy hoàn thành toàn bộ dàn bài của bài nói. Sau đó, tập trình bày trước các bạn trong tổ, trong lớp.

 

Gợi ý làm bài

1.  Hãy nghĩ xem :

   Những chi tiết được "thống kê" tại điểm c của đề cương có phải đều là "những trò lố", (nghĩa là những cử chỉ trái lẽ thường, quá quắt, của một kẻ không biết xấu hổ, và vì vậy, đáng chế nhạo, cười chê) không ? Nếu không thì đề cương trên chưa hợp lí.

   Để đạt được mục đích là giải thích cho người ta hiểu mà chỉ thống kê các dẫn chứng thôi thì có đủ không ? Nếu câu trả lời, một lần nữa, vẫn là không thì đề cương trên càng chưa hợp lí.

2.  Từ chỗ rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được của bản đề cương nêu trong bài tập trước, có thể xây dựng bố cục của phần Thân bài theo tiến trình lập luận dưới đây :

a)  Giải thích rõ : Thành ngữ “sống chết mặc bay” có nghĩa là gì ?

b)  Chỉ rõ : Những chữ “sống chết mặc bay” được tác giả dùng để chỉ nhân vật nào trong thiên truyện ? Đó có phải là nhân vật chính mà tính cách xứng đáng được nêu trong nhan đề của truyện hay không ?

c)  Chỉ rõ : Thái độ “sống chết mặc bay” của nhân vật ấy bộc lộ ở đâu ? Chú ý phân tích kĩ: Dựa vào đâu để nói rằng những khung cảnh, việc làm, lời nói đó chính là biểu hiện của thái độ sống chết mặc bay ?

   Kết luận rút ra : Việc đặt cho truyện ngắn nhan đề “Sống chết mặc bay” hợp lí và đặc sắc.

3.  Hãy xét xem, trong phương hướng giải thích đó, có ý nào thừa, không cần thiết, không ai còn chưa hiểu không (ví dụ : Mùa xuân là mùa nào ?). Và có những chỗ, những điểm nào nhiều người chưa hiểu, cần được làm rõ thì người giải thích lại chưa đề cập đến không (chẳng hạn : Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời Bác dạy ?).

4. a) Có thể chấp nhận được cách bố cục nêu trong bảng hệ thống khi xét thấy :

  -  Hướng giải quyết vấn đề phù hợp với yêu cầu của bài lập luận giải thích.

  -  Thứ tự các thao tác hợp lí : thao tác trước chuẩn bị cho thao tác sau ; thao tác sau là sự tiếp nối tự nhiên của thao tác trước.

b)  Để điền được các nội dung thích hợp vào chỗ trống, em cần lưu ý :

  -  Trong hai dòng thơ của Bác Hồ, chữ xuân được dùng theo hai nghĩa khác nhau, một chữ mang nghĩa đen, còn một chữ mang nghĩa bóng.

  -  Trồng cây không chỉ làm cho đất nước thêm đẹp đẽ, xanh tươi mà còn giúp đất nước nảy nở, sinh sôi, lớn lên trên rất nhiều mặt khác (công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương nghiệp, y tế, du lịch, ổn định khí hậu, chống thiên tai, bảo vệ môi trường,..).

  -  Để thực hiện lời Bác dạy, không chỉ cần tích cực hành động mà còn nâng cao ý thức. Việc nâng cao ý thức cũng phải được chú trọng trên cả hai mặt: lí trí (hiểu biết lợi ích, tầm quan trọng của Tết trồng cây) và tình cảm (bồi dưỡng tình yêu cây cối, thiên nhiên, mùa xuân…).

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan