Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận SBT Ngữ Văn 8 tập 2

Bình chọn:
4.3 trên 15 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 96 SBT Ngữ Văn 8 tập 2. Giả sử em đã đưa yếu tố tự sự (hoặc miêu tả, hoặc cả tự sự và miêu tả) vào trong đoạn văn, em có được đưa thêm yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn ấy hay không ? Vì sao ?

Lớp em chuẩn bị ra một tờ báo tường mang chủ đề chung sau đây : "Tích cực đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống lành mạnh, giản dị, văn minh". Thầy (cồ) chủ nhiệm quy định : Mỗi học sinh trong lớp đều đóng góp một bài cho tờ báo.

Để chuẩn bị cho bài viết của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu và trả lời những câu hỏi dưới đây :

1. a) Em có nên viết bài văn của mình theo kiểu văn bản nghị luận không ?

b) Bài viết của em có thể chỉ đi vào một phần của chủ đề chung hay bắt buộc phải viết về toàn bộ chủ đề chung đó, không được thiếu một khía cạnh nào ?

Giải: 

a) Bài báo nên được viết dưới dạng một bài văn nghị luận, vì chủ đề của nó thích hợp với việc nêu ý kiến để làm rõ hay dở, phải trái, đúng sai.

b) Tờ báo tường của lớp phải gồm nhiều bài của nhiều người viết khác nhau. Vì thế, mỗi bài viết cho tờ báo (cũng như trong một cuộc hội thảo, trong một buổi sinh hoạt câu lạc bộ,...) có thể chỉ bàn sâu vào một phần, một khía cạnh của chủ đề chung, chứ không nhât thiết phải viết về toàn bộ các khía cạnh của chủ đề chung đó.

2. Nếu bài viết của em là một bài văn nghị luận thì :

- Bài văn ấy sẽ gồm bao nhiêu luận điểm ? Đó là những luận điểm gì ?

- Những luận điểm đó cần được sắp xếp theo trình tự nào để bài làm trở nên mạch lạc và chặt chẽ.

Giải: 

Người viết cần căn cứ vào đề tài mà mình chọn để xác định bài viết của mình sẽ gồm bao nhiêu luận điểm, đó là những luận điểm gì và những luận điểm đó cần được sắp xếp ra sao. Nhưng dù thế nào thì việc tìm và sắp xếp luận điểm cũng phải tuân theo những nguyên tắc đã được nói đến ở Bài 24, SGK. 

3. Giả sử em đã đưa yếu tố tự sự (hoặc miêu tả, hoặc cả tự sự và miêu tả) vào trong đoạn văn, em có được đưa thêm yếu tố biểu cảm vào trong đoạn văn ấy hay không ? Vì sao ?

Giải: 

a) Trong phạm vi của chủ đề "Tích cực đấu banh phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống lành manh, giản dị, văn minh", nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong bài văn nghị luận mà em sẽ viết, để ý kiến bàn luận của em càng trở nên cụ thể và sáng tỏ hơn.

b) Không thể nói rằng một đoạn văn nghị luận đã có yếu tố tự sự (hoặc miêu tả, hoặc cả tự sự và miêu tả) thì sẽ không thể có thêm yếu tố biểu cảm. Bởi các yếu tố đó chẳng những không loại trừ nhau, mà trái lại, còn có thể phối hợp với nhau, bổ sung cho nhau để làm cho bài văn nghị luận có sức thuyết phục hơn.

4. Hãy trình bày một trong những luận điểm của bài báo mà em định viết thành một đoạn văn, sao cho :

- Đoạn văn ấy phù hợp với luận đề của bài, đúng chính tả, đúng ngữ pháp và có mối liên kết chặt chẽ giữa các câu văn.

- Đoạn văn ấy có ít nhất là một trong các yếu tố : biểu cảm, tự sự, miêu tả. Các yếu tố ấy phải được đưa vào một cách hợp lí và phải có tác dụng giúp cho việc nghị luận đạt hiệu quả tốt hơn.

Giải: 

Tham khảo cách viết trong đoạn trích dưới đây : 

NGƯỜI SAY RƯỢU

Các bạn hãy trông người đi trên đường kia : Mặt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốc xếch, chân đi xiêu bên nọ, vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm, chốc chốc lại ngã chúi một cái. Lũ trẻ đi theo sau, reo cười chế nhạo. Người qua lại trông thấy cũng phải tránh xa.

Người ấy vừa ở hàng rượu ra. Các bạn thấy không : chỉ vì tham mấy chén rượu mà thành ra say sưa, mất cả tư cách con người, kẻ nát rượu kia thật đáng chê cười và đáng giận.

Các bạn đã trông thấy người say rượu như thế, chẳng lẽ còn không lấy đó làm gương để giữ mình ?

(Theo Quốc văn giáo khoa thù)

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Bài viết liên quan