Xem thêm: Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận
Trước khi đọc:
Câu hỏi (trang 72 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao?
Phương pháp:
Vận dụng tri thức văn học và tư duy phân tích, tìm hiểu về những bài thơ trong diễn đàn văn học
Lời giải:
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ em thích nhất là bài: Nguyễn Văn Chức: một nét thơ. Vì người phê bình là Phạm Xuân Dũng đã có những tìm hiểu vô cùng tỉ mỉ và phân tích cũng rất chính xác với cảm xúc thơ của tác giả.
Trong khi đọc:
Câu hỏi 1 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Chú ý một số quan niệm về thơ được tác giả nêu lên và nhận xét.
Phương pháp:
Đọc kĩ tác phẩm, tìm ra những quan niệm về thơ được tác giả nêu lên
Lời giải:
Những quan niệm đều được tác giả chọn lọc và đưa ra nhận xét rất chính xác, tài hoa.
Câu hỏi 2 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích gì?
Phương pháp:
Tìm ra câu văn có chứa câu hỏi tu từ. Vận dụng tri thức Ngữ văn để trả lời về tác dụng của biện pháp.
Lời giải:
Câu hỏi tu từ làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ.
Câu hỏi 3 (trang 72 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Chỉ ra các ý được triển khai ở đoạn 3.
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn 3, tìm ra các ý được triển khai ở đoạn thứ 3
Lời giải:
- Khẳng định vai trò quan trọng của thơ.
- Nhận định thơ phải có ý tưởng, ý thức kết hợp với cảm xúc cá nhân
- Làm thơ hay phải biết tìm hình ảnh phù hợp.
Câu hỏi 4 (trang 74 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn 4, đọc phần phân tích ở đoạn 1,2,3 để thấy được sự chuyển hướng bàn luận của tác giả.
Lời giải:
Bàn luận về sức gợi, sự biểu tượng mà thơ đem đến.
Câu hỏi 5 (trang 75 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tác giả quan niệm như thế nào về vần và các khía cạnh hình thức khác trong thơ?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn 5 tìm ra các luận điểm, cách lập luận được tác giả sử dụng
Lời giải:
Đó đều là những thành phần vô cùng quan trong thơ, để cấu thành một tác phẩm thơ hoàn chình.
Sau khi đọc:
Nội dung chính: Bàn luận về Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi vẫn còn giá trị đến ngày nay vì sự đúng đắn trong nội dung tư tưởng, sự hấp dẫn trong nghệ thuật biểu đạt.
Câu hỏi 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần
Phương pháp:
Vận dụng khả năng tóm lược nội dung, đọc kĩ văn bản và vận dụng khả năng phân tích để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Phần 1: một số những quan niệm về thơ
- Phần 2: sự tinh tế, tỉ mỉ trong việc làm một bài thơ
- Phần 3: Hình ảnh thơ là điều gây nên ấn tượng cho một bài thơ
- Phần 4: Ngôn ngữ trong thơ cũng phải được lựa chọn cẩn thận
- Phần 5: Tác giả suy nghĩ về tầm quan trọng vần trong thơ.
Câu hỏi 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Ở phần 1 của văn bản, những quan niệm nào về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét? Mục đích của việc nhận xét đó là gì?
Phương pháp:
Đọc kĩ phần 1, tìm ra những quan niệm về thơ được tác giả nêu lên.
Lời giải:
Những quan niệm về thơ đã được nêu lên:
- Từ ngữ trong thơ không cần chọn những từ ngữ mĩ miều mà cũng có thể chọn những ngôn ngữ rất “đời”
- Các hình ảnh trong thơ chẳng cần là những hình ảnh quá xa vời, khó hiểu mà đôi khi chỉ cần những hình ảnh gần gũi
Mục đích: Sự đột phá trong thơ ca đều được ghi nhận miễn sao bài thơ nói lên được nỗi niềm của tác giả.
o cái nhìn của một người bên ngoài => ý nghĩa: để thể hiện được giọng điệu châm biếm, đả kích của nhà văn.
Câu hỏi 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu.
Phương pháp:
Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các luận điểm và cách lập luận của tác giả, vận dụng khả năng phân tích.
Lời giải:
Luân điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.”
Câu hỏi 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Theo tác giả, điều gì đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó?
Phương pháp:
Đọc kĩ tác phẩm, vận dụng tri thức Ngữ văn, hiểu đúng khái niệm.
Lời giải:
- Theo tác giả, đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ chính là chọn hình ảnh.
- Thao tác giải thích, phân tích và so sánh là những thao tác nghị luận được tác giả dùng làm sáng tỏ vấn đề.
Câu hỏi 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Tác giả cho rằng: “Chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác…Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. Bạn có tán thành với quan đó không? Vì sao?
Phương pháp:
Vận dụng tri thức và tư duy phản biện để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Em tán thành với quan điểm đó. Vì thơ chỉ có thể xuất hiện khi cảm xúc “trong tim tràn đầy”, nên dùng bất kể hình thức nào cũng được chỉ cần nó bộc lộ được chính suy tư mà tác giả gửi gắm.
Câu hỏi 6 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Theo bạn, nội dung nghị luận của văn bản còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác thơ hiện nay không? Vì sao?
Phương pháp:
Vận dụng tri thức Ngữ văn và tư duy phản biện, phân tích, đối chiếu để trả lời câu hỏi.
Lời giải:
- Theo em, nội dung nghị luận còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác hiện này. Vì dù cho thơ có xuất hiện thêm thật nhiều quy tắc mới thì chung quy thơ vẫn cần phải có cảm xúc mới có thể tạo thành.
Câu hỏi 7 (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Từ văn bàn này, bạn rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân trong việc hiểu bản chất của thơ và việc đọc thơ?
Phương pháp:
Từ văn bản này, bạn rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân trong việc hiểu bản chất của thơ và việc đọc thơ?
Lời giải:
Giúp ích cho việc phân tích những tác phẩm thơ của em sau này.
Kết nối đọc - viết
Đề bài (trang 77 sgk Ngữ văn 12 KNTT Tập 1):
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cách hiểu của bạn về ý kiến: “Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc”
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn.
Lời giải:
"Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" thể hiện sự kết nối tinh tế giữa nhà thơ và độc giả thông qua dòng chảy của cảm xúc. Như một dây truyền, bài thơ chứa đựng những tình cảm sâu lắng, biểu đạt qua lời văn hào hùng hoặc hình ảnh tưởng tượng. Những từ ngữ được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một dòng suối tinh tế của cảm xúc, từ niềm vui sảng khoái đến nỗi đau buồn, từ tình yêu say đắm đến cảm giác cô đơn. Khi đọc bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận mà còn được đồng cảm với tâm trạng và trải nghiệm của nhà thơ. Từ đó, sợi dây của tình cảm được truyền đi, tạo nên một kết nối sâu sắc giữa người viết và người đọc, làm cho bài thơ trở thành một trải nghiệm giao tiếp đầy ý nghĩa và chân thành.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục