Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới trang 37 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

* Trước khi đọc

Câu hỏi ( trang 37,SGK Ngữ Văn 11 tập 1 CTST):

Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la- la và chia sẻ với các thành viên trong lớp.

Phương pháp: 

Dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo về lịch sử đã học hoặc đã xem, sau đó rút ra những hiểu biết về nhân vật Ma-la-la Diu-sa-phdai và Ngày Ma-la-la.

Trả lời: 

- Ma-la-la Diu-sa-phdai (12/07/1997) là nhà hoạt động nữ quyền người Pakistan, cô đã từng đoạt giải Nobel Hòa Bình khi chưa đủ 18 tuổi. Cô là nguồn cảm hứng cho giới trẻ trên toàn thế giới - sẵn sàng mạo hiểm mạng sống của mình vì phúc lợi và tương lai của những phụ nữ và trẻ em gái khác. Malala từng nói: "Tôi chia sẻ câu chuyện của mình không phải vì nó là độc nhất, mà vì đó là câu chuyện của rất nhiều cô gái"

- Ngày Ma-la-la (Malala Day) tức ngày 12/7 - ngày của quyền được học hành của các bé gái và phụ nữ khắp hành tinh. Ngày 12-7-2013 là ngày đáng nhớ trong cuộc đời của Malala Yousafzai. Ðó là sinh nhật thứ 16 của cô gái dũng cảm người Pakistan và cũng là ngày cô xuất hiện trước toàn thế giới để đấu tranh cho quyền đi học của các bé gái. 

* Đọc văn bản

Câu 1 ( trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập 1 CTST):

Chỉ ra các yếu tố tự sự trong văn bản

Phương pháp: 

Xem lại đoạn văn mở đầu

Trả lời: 

Các yếu tố tự sự trong đoạn này là:

- Kể các câu chuyện đời thường, theo chuỗi các sự việc:

+ […] Ở Ấn Độ, nhiều em bé vô tội và nghèo khổ vẫn là nạn nhận của tệ lạm dụng lao động trẻ em.

+ Ở Nigeria, nhiều trường học bị tàn phá.

- Diễn đạt, rõ ràng, lời văn gần gũi. 

Câu 2 ( trang 40, SGK Ngữ Văn 11 tập 1 CTST):

Việc lặp lại cấu trúc “ Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì ?

Phương pháp: 

 Tìm và xác định cấu trúc lặp có trong đoạn văn bản trên. Sau đó chỉ ra tác dụng về mặt hình thức và mặt nội dung của cấu trúc ấy.

Trả lời: 

- Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng làm cho nội dung bài đọc trở nên thu hút, có nhịp điệu, mang tính liên kết cao 

- Đồng thời việc lặp lại cấu trúc nhằm nhấn mạnh đến đối tượng mà tác giả muốn truyền tải. 

- Thể hiện sự mong muốn, kêu gọi tất cả mọi người hãy trả lại công bằng, trả lại sự bình đẳng cho trẻ em gái. 

* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 40, SGK Ngữ Văn 11 tập 1 CTST):

Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong văn bản dựa vào sơ đồ sau.

Phương pháp: 

Đọc lại văn bản, tìm và chỉ các hệ thống luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xuất hiện trong bài. Sau khi xác định, trình bày thành sơ đồ 1 cách cụ thể, khoa học. 

Trả lời: 

Luận đề 1: Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ đều được quyền bảo vệ quyền lợi của mình.

- Ma-la-la Diu-sa-ph dai đại diện cho mọi người đứng lên đòi sự bình đẳng cho nữ giới

- Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên tiếng bảo vệ nhân quyền, đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về giáo dục, hòa bình và bình đẳng

Luận đề 2 : Tầm quan trọng bút và sách - Giáo dục mang tới sức mạnh to lớn khiến họ sợ hãi.

- Họ sợ phụ nữ.

- Sức mạnh từ tiếng nói của phụ nữ khiến họ sợ hãi. 

- Muốn có giáo dục thì phải có hoà bình

Luận đề 3 : Đã đến lúc mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình 

- Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình

- Kêu gọi tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới; đấu tranh chống lại  khủng bố và bạo lực để bảo vệ trẻ em trước hung tàn và tổn hại.

- Kêu gọi các quốc gia hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục 

- Kêu gọi các cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái….

- Kêu gọi các chị em gái trên toàn thế giới hãy can đảm. 

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập 1 CTST):

Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?

Phương pháp: 

Chọn ra luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã gây ấn tượng sâu sắc nhất, giải thích vì sao lại chọn đó là luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mình ấn tượng.Sau đó tìm ra luận đề của những luận điểm, lí lẽ bằng chứng ấy.

Trả lời: 

- Dẫn chứng trong bài viết tạo cho em ấn tượng rõ rệt nhất là: “Tôi cất tiếng – không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói.” Vì câu nói thể hiện bản lĩnh, sự tự tin của một người phụ nữ dám đứng lên, dám chiến đấu vì quyền lợi của bản thân và của tất cả mọi người xung quanh.

- Dẫn chứng trên đã giúp cho luận đề của văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc và có thuyết phục. 

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?

Phương pháp: 

Đọc lại văn bản và tìm ra nội dung, chủ đề chính của văn bản; từ đó cho biết văn bản viết ra nhằm mục đích gì. Đồng thời, dựa vào các luận đề, luận điểm và nội dung chính của bài; xác định thái độ, tình cảm của tác giả.

Trả lời: 

  Văn bản viết ra nhằm mục đích nêu lên tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan đã làm với những người vô tội. Từ những tội ác ấy, tác giả đại diện cho tất cả mọi người đứng lên đòi quyền bình đẳng, bảo vệ quyền lợi con người.

     Qua văn bản, có thể thấy, thái độ và tình cảm của người viết đối với các vấn đề trong văn bản là thái độ phẫn uất, căm hờn trước tội ác của những kẻ khủng bố, kẻ cực đoan khi vạch ra tội ác của chúng “hàng nghìn người đã bị những kẻ khủng bố sát hại, hàng triệu người bị thương”, đồng thời là giọng văn đanh thép, rắn rỏi; sẵn sàng đấu tranh vì lợi ích của tất cả mọi người “tôi cao giọng - không phải để thét lên, mà để người ta nghe thấy tiếng nói của những người không có tiếng nói” 

Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Nêu nhận xét về nhan đề của văn bản.

Phương pháp: 

Từ nhan đề của bài, đưa ra những nhận xét theo ý hiểu của mình.

Trả lời: 

- Nhan đề của tác phẩm cho chúng ta thấy được vai trò và xứ mệnh của việc học quan trọng như thế nào trong đời sống. Nhan đề có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải phần lớn nội dung của văn bản đến người đọc, người nghe.

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?

Phương pháp: 

Đọc lại văn bản, xác định các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) sau đó cho biết mục đích của việc đưa những yếu tố ấy vào văn bản nhằm mục đích gì.

Trả lời: 

Các yếu tố tự sự, miêu tả được nêu trong văn bản nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa, tạo tính liền mạch, diễn tả được tự nhiên hơn. Đặc biệt các yếu tố ấy giúp cho việc bàn luận về vấn đề trên sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn. Nếu không có sự kết hợp của các biện pháp này thì yếu tố đó thì tính thuyết phục trong văn bản giảm đi nhiều. 

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST)

Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Ma-la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?

Phương pháp: 

Phân tích đề xuất của Ma-la-la và đưa ra những suy nghĩ trước đề xuất ấy

Trả lời: 

Em thấy đề xuất này là hoàn toàn chính xác:

Chúng ta chỉ có thể mạnh mẽ khi tất cả cùng chiến đấu, chính vì vậy khi phụ nữ bị kìm hãm sức mạnh của chúng ta cũng sẽ giảm đi một nửa. Và để chiến đấu chúng ta phải có trí tuệ, có sức mạnh và sự đồng lòng. Tri thức là nền tảng duy nhất và quan trọng giúp chúng ta có nhận thức, có ý chí và có quyết tâm lật đổ được những kìm hãm nô lệ, những kẻ khủng bố sát hại. Và chỉ có tri thức chúng ta mới có thể tự cứu lấy bản thân mình và những người chúng ta yêu quý.

Câu 7 (trang 41, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó, trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.

Phương pháp: 

Liên hệ đến một sự việc, hiện tượng trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm sau đó trình bày suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người, đặc biệt là những người yếu thố trong xã hội.

Trả lời: 

 Có thể nói giáo dục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành ý thức, nhân cách và suy nghĩ của con người. Một người được hưởng nền giáo dục tốt sẽ có những cư xử, hành động và suy nghĩ đúng đắn. Ngược lại, một người không được giáo dục hoàn chỉnh sẽ có những hành vi, suy nghĩ lệch lạc, sai trái. Em đã từng chứng kiến một sự việc cho thấy việc giáo dục không tốt sẽ tạo nên những con người không tốt. Trong một lần đi ăn tại quán ăn nọ, chứng kiến sự việc một nhóm thanh niên nam cười cợt, chọc phá một cậu bé khuyết tật bán tăm. Họ bày trò chọc phá và hất đổ toàn bộ chiếc giỏ bán hàng của cậu bé ấy, sau đó xô ngã cậu bé rồi đứng cười cợt với nhau, mặc kệ cho cậu bé đang khóc lóc bên cạnh. Nhờ có sự giúp đỡ, lên tiếng của mọi người xung quanh mà đám thanh niên mới bỏ đi, không trêu chọc cậu bé đó nữa. Như vậy, qua sự việc được chứng kiến trên, em thấy được tấm gương của hai nhóm đối tượng, một bên là những kẻ thiếu giáo dục và một bên là những người được giáo dục tốt. Từ đó có thể thấy, việc giáo dục ảnh hưởng không nhỏ tới bản thân mỗi người và ảnh hưởng cả tới sự phát triển nhân cách của cả lớp thế hệ sau này.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan