Xem thêm: Bài 2. Hành trang vào tương lai
Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):
Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
Phương pháp:
Dựa vào nội dung bài viết, cho biết bài viết bàn về vấn đề gì. Sau đó đưa ra nhận xét về hệ thông các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
Bài viết bàn về tầm quan trọng của việc học phương pháp học.
Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phù hợp với một bài viết nghị luận. Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề. Các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):
Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
Phương pháp:
Đọc văn bản và tóm lược ý nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.
Trả lời:
- Tóm tắt mở bài: Tất cả chúng ta đều suốt đời học tập trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng không phải ai cũng thành công. Và yếu tố quan trọng, quyết định cho sự thành công hay thất bại của chúng ta phần lớn là do cách chúng ta lựa chọn phương pháp học.
- Tóm tắt thân bài: Học phương pháp là học các kĩ năng, cách thức để tiếp thu tri thức nhanh nhất và hiệu quả. Theo Prit-men, mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần có sự khôn ngoan và phương pháp tối ưu để nắm bắt các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Hay Hen-ri A- đam-xơ cũng đã từng khẳng định rằng “Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn là người thông thái”. Một phương pháp học tập sai lầm sẽ khiến tốn thời gian mà việc học không hiệu quả. Ngược lại, khi nhận ra những điểm chưa hợp lí trong phương pháp học mà điều chỉnh, ta sẽ tiến bộ rõ rệt. Cũng có ý kiến “Chỉ cần học thuộc những gì thầy cô trên lớp dạy đi thi được điểm tốt là được, tại sao cần phương pháp học?”. Mục đích của việc học là để hoàn thiện con người, trau dồi tri thức, không phải vì điểm số.
- Tóm tắt kết bài: Vậy để thành công, mỗi chúng ta cần hình thành cho mình những phương pháp học tập hiệu quả, phù hợp với khả năng và mục tiêu của bản thân. Như Phrăng- xít Bây – cơn đã nói “Tri thi thức là sức mạnh”.
Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):
Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?
Phương pháp:
Bám sát vào nội dung bài viết, đặc biệt phần mở bài và kết bài, tìm ra cách gây ấn tượng với người đọc mà tác giả đã sử dụng và chỉ ra.
Trả lời:
Phần mở bài và kết bài gây ấn tượng bằng cách đưa những nhận định của những người nổi tiếng vào để dẫn dắt, đưa ra vấn đề cho bài viết nghị luận. Cách gây ấn tượng này giúp cho bài viết trở nên có tính xác thực, chính xác, thuyết phục, đáng tin cậy hơn. Đồng thời những nhận định ấy còn làm cho bài viết thu hút người đọc, biến bài nghị luận khô khan trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):
Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?
Phương pháp:
Đọc lại ý kiến trái chiều có trong bài viết, nhận xét cách lập luận của tác giả khi trao đổi có gì đáng lưu ý.
Trả lời:
Tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều đã khẳng định và nêu rõ quan điểm cá nhân. Tác giả khẳng định ý kiến đó là sai và nhấn mạnh vai trò của việc học và phương pháp học phù hợp.
Câu hỏi (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):
Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.
Phương pháp:
Chuẩn biết viết: Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc. Sau đó lập dàn ý chi tiết và thực hiện viết bài bám sát dàn ý. Bài viết cần đầy đủ, đạt yêu cầu một bài viết nghị luận.
Trả lời:
Bài văn tham khảo 1:
Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng, chính vì thế chỉ cần chúng ta chăm chỉ trên con đường học vấn cũng như công việc của mình ắt hẳn chúng ta sẽ thành công. Chính vì thế có lẽ đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp của thanh niên.
Đại học là một cánh cửa mới mở ra cho rất nhiều người, nhưng không phải ai cũng lựa chọn cho mình cách vào đại học mới có thể thành công, bởi như Giáo sư Ngô Bảo Châu đã từng nói: “Học đại học phải trả giá bằng thời gian và sức lực”. Chính vì thế không chỉ riêng đại học mới giúp chúng ta thành công, có rất nhiều cách giúp chúng ta thành công mà không cần phải học đại học.
Đại học giúp cho chúng ta học hỏi và mở rộng được nhiều kiến thức mà người thầy vẫn là người định hướng và giáo dục cho chúng ta, học đại học cũng có rất nhiều ưu thế vì chúng ta có thể học được nhiều kiến thức hay bởi các chuyên ngành mà chúng ta đã lựa chọn. Tuy nhiên vào đại học và học một ngành nghề nào đó cuối cùng cũng chỉ để học nghề và ra để làm một công việc. Chính vì thế có rất nhiều người đã đi theo con đường khác, không phải theo con đường học đại học.
Lập nghiệp đó là việc lựa chọn cho mình một hướng đi, hướng đi đó giúp chúng ta định hướng được các công việc trong tương lai, chính vì thế việc lựa chọn cho mình một công việc và làm theo đó là việc làm rất cần thiết, nó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, một điều mà chúng ta thấy được đó là việc tự học và tự khởi nghiệp là điều mang lại cho chúng ta nhiều điều có ý nghĩa hơn.
Tự chủ trong các công việc của mình, mỗi cá nhân đều phải cố gắng, bởi thanh niên cần phải tích cực, chủ động và học tập thật tốt để xứng đáng với những danh hiệu mà đảng và nhà nước đã trao tặng. Thế hệ thanh niên là một tầng lớp thuộc mầm non của đất nước, chính vì thế việc học tập, tu dưỡng và rèn luyện bản thân đó là việc làm rất cần thiết và mang lại nhiều bài học quý giá cho con người.
Đại học là một con đường để mỗi chúng ta lập nghiệp, tuy nhiên nó không phải là một con đường duy nhất bởi chúng ta cần phải xác định được hướng mà chúng ta sẽ đi, việc mà chúng ta đang định làm, có như vậy chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc đời của mình thật sự có ý nghĩa rất lớn trong việc lựa chọn một hướng đi cho phù hợp. Mỗi chúng ta đều có thể thấy được tất cả những điều đó qua những cách riêng, nó thể hiện những điều riêng tư nhất mà chúng ta đang có, mỗi người đều có những cách lựa chọn riêng, không ai là giống ai cả, chính vì vậy việc xác định vào đại học cũng là một con đường đi tốt. Ở đó chúng ta sẽ được mọi người định hướng, học tập tốt hơn.
Nhưng cũng có thể lựa chọn cho mình một hướng đi riêng, nó thể hiện một cái nhìn mới mẻ và đầy táo bạo, cách thể hiện hợp tình, hợp lý, chọn lựa kĩ càng và ngày càng thể hiện một hướng đi phù hợp với con người và khả năng của chính mình. Đại học là cách lựa chọn của rất nhiều người, nhiều người cũng đã rất thành công bởi con đường mà mình đang đi, tuy nhiên cũng có rất nhiều người lại bỏ gánh giữa đường, bởi đại học tốn rất nhiều thời gian của mỗi người, nó bắt con người phải đầu tư cả thời gian và công sức của mình vào đó.
Thời gian và tiền bạc đủ để cho con người ta có thể làm được rất nhiều thứ, tuy nhiên việc lựa chọn cho mình một con đường riêng, việc lựa chọn con đường đi sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều điều mà trong cuộc sống chúng ta đang phải gặp tới.
Đúng như có câu nói đã viết: “Không quan trọng mình đứng ở đâu mà quan trọng mình đi đâu”. Đây mới chính là những hướng đi hoàn hảo và có ý nghĩa to lớn đến con người, cái riêng biệt là tạo cho con người những sự bứt phá mới mẻ và hợp lý hơn, trong cách xử lý đó, nó để cho con người một cái nhìn riêng, lạ và tạo nên những điểm nhấn hoàn toàn mới mẻ của mỗi người.
Thanh niên ngày nay không phải chỉ có lựa chọn con đường đại học mới có thể thành công được, trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều người lựa chọn cho mình theo hướng tự do, họ đi theo một con đường độc lập, mới mẻ và ngày càng táo bạo hơn. Nhiều hình thức kinh doanh và mở rộng bản thân bằng cách học tập và ngày càng khéo léo và táo bạo tạo nên cái riêng cho mỗi con người.
Mỗi chúng ta hãy lựa chọn cho mình một hướng đi cho phù hợp có như vậy chúng ta mới cảm thấy được cuộc sống này đang tràn ngập nhiều điều có ý nghĩa và những điều có giá trị nhất. Đem lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ và toàn diện hơn.
Bài viết tham khảo 2: Nghị luận về thái độ thờ ơ
Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.
Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
Sachbaitap.com
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục