Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Lời tiễn dặn trang 58 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
3.5 trên 6 phiếu

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì? Từ văn bản Lời tiễn dặn, bạn có suy nghĩ gì về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa?

Nội dung chính Lời tiễn dặn:

Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

* Trước khi đọc 

Câu hỏi ( trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?

Phương pháp: 

Dựa vào  phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9 đã học hoặc tài liệu tham khảo đã đọc qua, sau đó rút ra những chú ý khi đọc một truyện thơ.

Trả lời: 

- Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu đề nhằm xác định ngoài việc đọc nội dung truyện thơ, đề còn yêu cầu phân tích truyện thơ, phân tích đối tượng trong truyện thơ.

- Sau khi đã xác định mục tiêu của đề, hãy đọc và lập dàn ý, chuẩn bị nội dung để trả lời cho các yêu cầu của đề.

- Phân tích nội dung ý thơ, câu thơ, đối tượng trong truyện thơ để sáng tỏ về các yêu cầu của đề đồng thời đưa ra các đánh giá về truyện thơ đó. 

* Đọc văn bản 

Câu 1 ( trang 59 SGK Ngữ Văn 11 tập một CTST):

Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?

Phương pháp: 

 Đọc nội dung của văn bản và đưa ra câu trả lời tại sao chàng trai nói đến Cho mai sau lửa xác đượm hơi, sau đó giải thích ý nghĩa của lời nói đó.

Trả lời: 

- Vì chàng trai thương cô gái mình yêu sống trong hoàn cảnh éo le của thực tại.

- Lời nói của anh cho ta thấy ý nghĩa của thứ tình cảm chân thành, sâu sắc.

Câu 2 ( trang 61,SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này?

Phương pháp: 

  Đọc nội dung của văn bản và hình dung về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này.

Trả lời: 

Cô gái đáng thương, vì hoàn cảnh riêng nên dù trong lòng còn yêu chàng trai nhưng vẫn phải lấy chồng. Cô gái đau khổ, dằn vặt trong lòng “chân bước.. lòng càng đau nhớ”, không thốt nên lời, chỉ biết “vừa đi vừa ngoảnh lại”, “vừa đi vừa ngoái trông”, “ngồi đợi”, “ngóng trông”. Cô gái đáng thương ấy dù bị chồng đánh ngã vẫn phải chịu đựng. Còn chàng trai thì níu kéo “được nhủ đôi câu… đành lòng quay lại”, “Được dặn đôi lời…. mới chịu quay đi”. Anh xót xa, nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy; Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”. 

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Những câu thơ này thể hiện tình cảm của hai nhân vật như thế nào?

Phương pháp: 

Phân tích nội dung các câu thơ trên, chú ý vào các từ thể hiện cảm xúc để thấy được hai nhân vật thể hiện tình cảm gì.

Trả lời: 

Những câu thơ này cho ta thấy, tình cảm của hai nhân vật là tình cảm dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.

* Sau khi đọc 

Câu 1 ( trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Lời " tiễn dặn" được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?

Phương pháp: 

 Dựa vào nội dung văn bản trên và bằng kiến thức đã được học, nhận xét về lời “tiễn dặn” được thuật lại bằng ngôi kể nào, nhận biết bằng cách nào

Trả lời: 

Lời “tiễn dặn” được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất - lời của nhân vật “anh”, thông qua một số chi tiết nhận biết “Anh ngỡ tưởng em mảng vui quên dậy!”, “Tóc rối đưa anh búi hộ!”...... 

Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Lời " tiễn dặn" giúp bạn biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.

Phương pháp: 

Thông qua nội dung văn bản và dự đoán của bản thân, kết luận từ lời “tiễn dặn” bản thân em biết gì về hai nhân vật. Từ đó đưa ra những nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.

Trả lời: 

- Lời tiễn dặn cho ta biết:

+ Chàng trai và cô gái là hai người yêu nhau thắm thiết; nhưng bị gia đình ngắn cản.

+ Chàng trai nhà nghèo không được gia đình cô gái chấp nhận, phải đi làm ăn xa, lúc trở về thì đã quá muộn.

+ Cô gái – con của nhà giàu có, bị cha mẹ ép hôn, sống không hạnh phúc.

+ Sau nhiều khó khăn, thử thách hai người cũng đến được với nhau. 

- Qua câu chuyện, ta thấy cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian:

+ Thường là những người có số phận bất hạnh.

+ Phải trải qua mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ 

Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Bạn hãy chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

Phương pháp: 

 Đọc lại văn bản và tìm ra những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn. Sau đó phân tích vai trò của những chi tiết ấy trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

Trả lời: 

Những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn:

- “Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,”

- “Tới rừng cà gắt là cà ngồi đợi,

Tới rừng là ngón ngóng trông.”

   Qua những chi tiết trên, tác giả đã thể hiện tâm trạng của đôi trai gái yêu nhau đang bịn rịn, lưu luyến không muốn rời, mỗi bước chân đi của họ đều không lỡ, vừa đi ngoảnh lại, vừa ngóng trông.

→ Vai trò của những chi tiết ấy trong việc thể hiện nội dung truyện thơ là khắc họa được rõ nét những tâm trạng, cảm xúc và tình cảm của đôi trai gái. 

Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Nêu chủ đề của văn bản và cho biết qua văn bản này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì.

Phương pháp: 

Từ nội dung của văn bản, đưa ra chủ đề của văn bản và thông điệp mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

Trả lời: 

- Chủ đề: Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc đôi lứa.

- Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: hãy loại bỏ các hủ tục phong kiến, ủng hộ những tình yêu, tình cảm chân thành và tác hợp cho những người yêu thương nhau. 

Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ?

Phương pháp: 

Bằng vốn hiểu biết và các tài liệu tham khảo về khái niệm thể loại truyện thơ, đối chiếu trong văn bản và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ.

Trả lời: 

Truyện thơ là các tác phẩm mang yếu tố dân gian được khắc họa bằng phương thức tự sự nhưng được thể hiện dưới hình thức bài thơ. Truyện thơ mang nét trữ tình của thơ ca nên dễ dàng bộc lộ được rõ nét tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật hơn thể loại truyện thông thương.

    Trong văn bản Lời tiễn dặn, dấu hiệu giúp độc giả nhận biết nó thuộc thể loại truyện thơ là: 

- Thông qua các câu thơ “Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”, “Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,”, “Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi”..... đóng vai trò diễn tả, kể cho người đọc thấy được hoàn cảnh ngăn cách của đôi nam nữ hay diễn tả các hành động của nhân vật.

- Đồng thời qua chi tiết “lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng”, “yêu nhau…”,..... yếu tố trữ tình được bộc lộ rõ nét. Đó là những khung bậc cảm xúc của “Anh” dành cho chị, vừa thương xót, vừa lưu luyến không muốn rời.

→ Như vậy, có thể thấy văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ bởi văn bản bao chứa nhiều chi tiết tự sự diễn đạt bằng thơ và những yếu tố trữ tình của thơ ca. 

Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một CTST):

Từ văn bản Lời tiễn dặn, bạn có suy nghĩ gì về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa?

Phương pháp: 

Liên hệ nội dung tác phẩm, vận dụng kĩ năng của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa.

Trả lời: 

Từ văn bản Lời tiễn dặn, chúng ta thấy được khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộm có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

Sachbaitap.com 

 
 

 


Bài tiếp theo

Bài viết liên quan