Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận SBT Ngữ văn 11 tập 2

Bình chọn:
4.3 trên 3 phiếu

Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 96 SBT Ngữ văn 11 tập 2. Phân tích xung đột trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-spia)

1. Bài tập 1, trang 111, SGK.

Phân tích xung đột trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).

Trả lời:

Xung đột là cơ sở của hành động kịch. Chính các xung đột chi phối hành động của các nhân vật và từng bước đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy hành động kịch. Tuy nhiên, trong thực tế, có những hành động kịch không xây dựng trên cơ sở các xung đột.

Trong đoạn trích Tinh yêu và thù hận, người ta dễ cho rằng có xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái với mối thù hận giữa hai dòng họ. Thực ra không phải như vậy. Rô-mê-ô yêu Giu-li-ét không một chút đắn đo; trong tâm hồn chàng không hề có sự giằng co, vì tình yêu, chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ của mình. Còn Giu-li-ét chỉ băn khoăn không biết Rô-mê-ô có thực sự yêu nàng không, có vượt qua được thù hận gia đình không; trong tâm hồn nàng tràn ngập tình yêu với Rô-mê-ô.

Tóm lại, ở đây không có xung đột giữa tình yêu và thù hận ; chỉ có tình yêu trong sáng, dũng cảm bất chấp thù hận, vượt lên hận thù.

2. Bài tập 2, trang 111, SGK.

Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến của Các Mác (Ăng-ghen).

Trả lời:

Cấu trúc lập luận trong vãn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác gồm bảy đoạn. Phần mở đầu gồm hai đoạn 1 và 2. Phần nội dung chính gồm bốn đoạn 3, 4, 5, 6. Phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.

Biện pháp lập luận trong phần nội dung chính là so sánh tăng tiến (hay so sánh tầng bậc) : nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ăng-ghen đã tổng kết ba cống hiến vĩ đại của Mác cho loài người: tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc (đoạn 3) ; phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (đoạn 4) ; xây dựng ý thức hệ tư tưởng cũng như chỉ ra vai trò lịch sử mới cho giai cấp vô sản (đoạn 5, 6). Các cụm từ ở đầu mỗi đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tăng tiến : “Nhưng không chỉ có thế thôi” ; “Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác” ; “[...] Nhưng niềm vui của ông còn lớn hơn nữa”.

Nghệ thuật lập luận là một nhân tố quan trọng góp vào thành công của văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác.

3. Thế nào là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách trong kịch ? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.

Trả lời:

Ngôn ngữ khắc hoạ tính cách là ngôn ngữ biểu hiện cụ thể, sinh động đặc điểm, phẩm chất của nhân vật. M. Go-rơ-ki đã chỉ rõ : “Cần phải làm sao cho ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện đến mức tối đa...”. Mỗi nhân vật kịch đều có một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội, đặc điểm cá tính riêng nên phải có một tiếng nói riêng thật phù hợp. Qua lời ăn tiếng nói của nhân vật khi độc thoại hay đối thoại, người ta thấy rõ nhân vật thuộc loại người nào, có những nét bản chất gì. Tóm lại, qua lời thoại, nhân vật kịch tự biểu hiện chính bản thân mình.

Lấy ví dụ trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Khi xảy ra bạo loạn, Đan Thiềm lo cho tính mạng của Vũ Như Tô nên đã khuyên ông : “Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. [...] Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa”. Vũ Như Tô trả lòi : “Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cỉm Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi để cả đây, thì tôi chạy đi đâu ?". Qua lời thoại ấy, có thể thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ say mê lí tưởng nghệ thuật đến mức quên mình, không sợ cái chết. Đấy cũng là một con người dũng cảm, cương trực, nhưng lại có phần mơ hồ trong nhận thức sự biến đang diễn ra. Ông không thể tin rằng, cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Vì thế, chất chứa trong lời nói của ông với Đan Thiềm là biết bao thất vọng, đau đớn, xót xa.

4. Chép ra một số đoạn văn nghị luận (văn chính luận, văn phê bình văn học) gây ấn tượng sâu sắc với anh (chị). Tự chọn và phân tích một đoạn hay trong đó.

Trả lời:

Tham khảo một số đoạn văn sau:

a) Quốc sử ở một nước cũng như gia phổ ở một nhà. Nhà mà có gia phổ, thời con cháu mới biết cao tằng khảo tí của nhà mình. Nước mà có sách sử, thời dân trong nước mới biết công lao khó nhọc và sự nghiệp khai sáng của tiên nhân mà sinh mối cám tình mật thiết. Nếu làm con cháu mà quên gia phổ, thời chắc là con cháu bất hiếu. Dân trong nước mà không biết quốc sử, thời chắc dân nước ấy là dãn vong tổ. Lẽ ấy hiển nhiên.

(Phan Bội Châu, Ai là tổ nước ta ? Người nước ta với sử nước ta)

b) Luận về bản sắc vãn hoá Việt Nam, một học giả Mĩ ví Việt Nam như một cây gậy nhìn bề ngoài thấy phủ một lớp son tây (son dầu) mỏng; cạo lóp son ấy đi, vẫn thấy phủ một lớp son tàu (son then, son mài) có phần dày hơn, song cạo tiếp lóp son dầu ấy nữa, thì lộ ra cốt lõi gậy tre đực Việt Nam! Một ví von hay hơn là một luận lí đúng. Song cây tre và gậy tre thì quả là một biểu tượng Việt Nam cổ truyền.

(Trần Quốc Vượng, Cơ sớ văn hoá Việt Nam)

c) Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

(Hoài Thanh, Một thời đại trong thi ca)

d) Có thể lấy gì thay thơ ca ? Tất nhiên còn có những miền đất xa xôi, tiếng chim hót, bầu trời và nhịp đập con tim. Nhưng thiếu thơ ca không gì có thể trở thành chính nó. Sẽ chỉ còn những khái niệm địa lí thế vào những miền đất xa xôi đầy vẻ hấp dẫn, sẽ chỉ còn khối nước khổng lồ vô nghĩa thế vào các đại dương /.../, sự tuần hoàn của máu thế vào nhịp đập run rẩy của con tim.

(Ra-xun Gam-da-tốp, Đa-ghét-xtan của tôi)

Phân tích đoạn c :

Đoạn văn khái quát rất chính xác một nét bản chất của thơ mới là sự ý thức sâu sắc về “cái tôi”. Câu đầu là câu chủ đề. Hai câu tiếp theo nêu hướng tìm tòi và hệ quả chung của nỗ lực đào sâu, cũng là trốn chạy vào ý thức cá nhân của thơ mới. Những câu còn lại điểm qua những gương mặt điển hình cùng những lãnh địa cá nhân điển hình của thơ mói để thấy được sự phân hoá đa dạng cùng sự quẩn quanh bế tắc của ý thức cá nhân, cấu tứ đoạn văn khá độc đáo : tạo ra hình ảnh một độc giả tưởng tượng cứ theo chân những nhà thơ tiêu biểu bước vào cõi thơ riêng của mỗi người. Các câu văn rất giàu hình ảnh và nhịp điệu, khiến cho văn phê bình mà chẳng khác gì thơ.

Sachbaitap.com

 

Bài tiếp theo

Xem lời giải SGK - Soạn văn 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Bài viết liên quan