1. Bài tập 2, trang 119, SGK
Trả lời:
a) Vấn đề và mục đích nghị luận của văn bản "Xin đừng lãng phí nước", có thể nói, đã thể hiện rõ ngay ở đầu đề. Tác giả muốn, qua bài viết, bàn về một thực trạng rất đáng lo lắng, băn khoăn: Trong đời sống, còn nhiều người chưa thấy rõ cần phải tiết kiệm nước và vì thế, vẫn sử dụng nước một cách lãng phí. Bằng các luận cứ rút ra từ lí lẽ và thực tế, tác giả muốn đi tới mục đích là kêu gọi mọi người hãy đừng lãng phí nước, hãy biết giữ gìn nguồn nước quý giá cho hiện tại và cho cả tương lai.
b) Văn bản đưa ra các luận điểm :
- Dùng nước mà không giữ gìn, không tiết kiệm là nhầm lẫn, là có tầm nhìn hạn hẹp, bởi vì :
+ Nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, trong khi dân số trên trái đất lại không ngừng tăng lên.
+ Ngay trong hiện tại, đã có nhiều nơi thiếu nước sạch để dùng.
- Vì thế, hãy đừng lãng phí nước, hãy biết giữ gìn nguồn nước.
c) Có thể tóm tắt văn bản đó bằng ba câu :
Quan niệm rằng, trong đời sống, có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm là một sự nhầm lẫn của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Bởi nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, tình trạng thiếu nước sạch đã xảy ra trong hiện tại và có thể còn xảy ra gay gắt hơn trong tương lai, nếu chúng ta không chú ý bảo vệ nguồn nước. Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.
2. Có thể coi đây là một bài tóm tắt đoạn trích Một thời đại trong thi ca mà anh (chị) vừa được học không ? Vì sao ?
Đoạn nói về “tinh thần thơ mới" trong tiểu luận tuy ngắn nhưng xác đáng. Người viết cho rằng về đại thể, tinh thần thơ mới có thể gồm lại trong chữ “tôi ", với "một quan niệm chưa từng thấy ở xử này: quan niệm cá nhân. Và bài viết đã nói thấm thìa vê cái tôi “khổ sở", "thảm hại" đó của thơ mới: "Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ "tôi". Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhung càng đi sâu càng lạnh [...]. Thực chưa bao giờ thơ việt Nam buồn và nhất là xôn xao như tbế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. Và tức giả đã viết một cách trân trọng, cảm động về lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ của các nhà thơ mới : “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông Tiếng Việt, họ nghi, là tấm lụa đa hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ,họ cũng muốn mượn tâm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng"
3. Đọc kỹ đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏỉ ghi bên dưới :
Mở đầu là phần lung khởi, sau khi nệu một nguyên lí cơ bản làm nền tảng cho đường lối chính trị của nghĩa quân /.../, tác giả đi vào xác định những nhân tố chính đã góp phần tạo nên cộng đồng dân tộc Việt: một cộng đồng lãnh thố, một nền văn hoá lâu đời, một phong tục tập quán riêng, và một lịch sử đầy những chiến công của anh hùng hào kiệt... Những nhân tố này đã quyện lại như những truyền thống tinh thần bền vững, khiến cho quốc gia Đại Việt không những tồn tại mà còn đứng ngang hàng với các đế chế Trung Hoa. Phần tiếp theo, vạch trần tội ác của giặc /.../ đã đem quân tràn xuống cướp phá giang sơn Đại Việt. Bọn chúng đã gây không biết bao nhiêu tội ác rùng rợn, đẩy muôn dân xuống vực thẳm, vơ vét của cải, hoành hành ngang ngược, khiến cho tất cả người, vật, cây, cỏ... không loài gì có thế sống còn. Phần thứ ba, trình bày quá trình phát triển của khởi nghĩa /.../, từ lúc ý chí cứu nuóc còn nung nấu trong tâm trí vị thủ lĩnh nghĩa quân, đến những bước chuẩn bị sáng tạo của ông về mặt tư tưởng /.../. Rồi những khó khăn chồng chất và những thất bại nặng nề buổi đầu. Tuy vậy, vẫn không gì ngăn nổi xu thế lớn lên của nghĩa quân về sau, nhờ biết /.../, nhờ biết vận dụng sáng tạo và nhờ biết vận dụng sáng tạo và linh hoạt chiến lược /.../, quyết giữ vững không rồi ngọn cờ nhân nghĩa. Phần thứ tư, cũng là phần dài nhất, là những trận thắng oanh liệt của nghĩa quân ruổi dài từ Nam ra Bắc, song song với những thất bại làm kinh hoàng bởi vía kẻ thù, cho đến tận lúc chỉ còn lại một nhúm quân giặc trong thành /.../, đành phải cởi giáp hàng phục. Mấy câu kết ca ngợi bước biến đổi phi thường mà cuộc khởi nghĩa đã mang lại cho xã tắc. /.../. Tác giả khẳng định dứt khoát đây là một chiến công có ý nghĩa tái tạo, đổi đời, và góp phần giữ cho nhân dân ta /.../.
(Theo Từ điển văn học (bộ mới), Sđd)
Câu hỏi :
a) Đó là đoạn vân được viết ra để tóm tắt văn bản nghị luận nào ? Bằng cách nào mà anh (chị) có thể xác định được văn bản cần tóm tắt ? Từ đó, anh (chị) có thể học được bài học gì trong việc tóm tắt văn bản nghị luận ?
b) Trên cơ sở văn bản Đại cáo bình Ngô đã học, hãy điền các từ ngữ thích hợp vào những chỗ có dấu /.../.
Trả lời:
a) Đoạn văn nêu trong bài tập là bản tóm tắt một văn bản nghị luận nổi tiếng, và do đó, trở nên rất quen thuộc : Đại cáo bình Ngô. Đó là điều không quá khó khăn để nhận ra, và có thể chưa phải là điều quan trọng nhất.
Vấn đề là ở bài học mà đoạn văn đưa đến: Việc có thể dễ dàng nhận ngay ra một văn bản nghị luận được tóm tắt mà không cần nêu tên, cũng không cần trích dẫn một câu nào trong văn bản đó, chứng tỏ bản tóm tắt đã rất thành công, vì đã giữ được những đặc điểm cốt yếu nhất của văn bản cần tóm tắt.
b) Trong nguyên bản của đoạn văn được nêu trong bài tập, ở các chỗ trống có dấu /.../ lần lượt là những từ ngữ :
- Lam Sơn : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.
- Minh.
- Lam Sơn.
- “Nghiền ngẫm những sách lược thao” ; “xét nghiệm mọi cơ hưng phế”.
- “Sào dựng lên làm cờ, tập họp bốn phương dân cày, phu tráng - Rượu hoà nước cùng uống, trên dưới sĩ binh một dạ cha con”.
- “mưu phạt tâm công”.
- Đông Quan.
- “Kiền khôn bĩ mà lại thái - Nhật nguyệt mờ mà lại trong”.
- “nền thái bình muôn thuở”.
HS có thể điền nhiều hơn, ít hơn, hoặc dùng các từ ngữ khác, miễn là thích hợp.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục