Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Nói và nghe Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội - Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

Đề bài:

Trình bày bài nói thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

Phương pháp:

- Xác định đối tượng.

- Xác định mục đích nói.

- Xác định đối tượng người nghe.

- Xác định không gian và thời gian nói.

- Tìm ý và lập dàn bài cho bài nói.

Lời giải:

Bài nói tham khảo – Từ bỏ thói quen đi học muộn

Bạn đã bao giờ đi học muộn chưa? Chưa ư? Hay là có mà không nhớ nổi? Tôi cá là trong suốt quãng đời học sinh cũng như sinh viên của mình bạn đã ít nhất một vài lần đi học muộn. Đi học muộn dường như là một đặc sản chỉ có ở hội sinh viên Việt Nam. Đây là một thói quen cực kỳ xấu và có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến cá nhân mỗi người.

Quỹ thời gian của ai cũng cực kỳ quý giá và không phải lúc nào chúng ta cũng biết quản lý nó một cách hiệu quả, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Phần lớn thời gian trong ngày của những người trẻ là học tập, nghiên cứu, ăn, ngủ và có rất ít trong số đó phải làm việc. Thế nhưng nhiều người không hề biết trân trọng quỹ thời gian đó, sử dụng nó một cách vô cùng lãng phí. Điển hình trong số đó là tình trạng đi học muộn. Đáng nghẽ thời gian đó là để ngồi trên lớp, nghe thầy cô giáo giảng bài cùng các bạn thì chúng ta lại đang bận ngủ, bận ăn, bận chơi. Thật sự là chúng ta đang quá lãng phí thời gian của mình.

Đi học muộn tôi xin khẳng định đó là một thói quen xấu, trước hết nó khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu xí trong mắt bạn bè. Chẳng ai yêu thương và tôn trọng với người thường xuyên đi học muộn, danh dự cũng như uy tín của bạn sẽ bị suy giảm trong mắt người khác. Việc đi học muộn trước hết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính bạn, vì bạn không tiếp thu được bài dạy của thầy cô do không đến lớp kịp, chẳng ai có thể giảng lại bài cho một mình bạn được. Sau đó nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến những người xung quanh, thầy cô đang giảng bài bị cắt đứt mạch suy nghĩ, các bạn trong lớp cũng bị ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu bài học… khiến người khác vô cùng khó chịu với bạn.

Nguyên nhân do đâu khiến bạn đi học muộn, nếu vì một số lý do bất khả kháng như xe hỏng trên đường, xe buýt bị trễ giờ, trục trặc ở tuyến đường bạn đến trường thì sự cố đó có thể chấp nhận được. Nhưng nếu vì một số lý do khác như do bạn ngủ quên, do bạn lười, cố tình đi học muộn để không bị kiểm tra bài cũ, hoặc bạn nghĩ rằng đi học muộn là sở thích của mình thì điều đó cực kỳ đáng lên án.

Nói chung dù là lý do gì đi chăng nữa thì việc đi học muộn cũng đã vi phạm đến nội quy trường lớp. Bây giờ bạn có thói quen đi học muộn và sau này bạn cũng có thói quen đi làm, đi chơi hoặc đi bất kỳ đâu cũng muộn, gây ảnh hưởng đến tập thể. Thói quen xấu này bạn cần phải từ bỏ ngay bây giờ. Bằng cách nào?

Thứ nhất hãy luôn chủ động quản lý quỹ thời gian cho mình, trân trọng thời gian vì nó là vàng bạc, một khi đã đánh mất thời gian thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được. Thứ hai hãy luôn ngủ sớm, đặt báo thức đúng giờ để chủ động về thời gian, không đi học khi quá kíp giờ. Thứ ba kiểm tra xe cộ thường xuyên, ngay từ hôm trước để khắc phục những sự cố nếu có. Và quan trọng hơn cả nếu bạn là người luôn có ý thức, chủ động, tích cực thì dù gặp hoàn cảnh nào bạn cũng không bao giờ đi học muộn.

Thói quen đi học muộn rất xấu và gây ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân bạn và những người xung quanh. Vậy thì bây giờ, ngay lúc này bạn hãy khắc phục và loại bỏ nó ngay nhé!

Bước 1: Chuẩn bị nghe

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

- Tập trung lắng nghe bài đánh giá.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Gửi lời cảm ơn trước khi muốn trao đổi với người nói.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

- Chú ý: không nên quá áp đặt quan điểm cá nhân, cái nhìn chủ quan của mình lên bài đánh giá của người nói.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan