Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập bài 1 trang 30 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này. Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện nào?

Phương pháp: 

Dựa vào phần tri thức ngữ văn

Lời giải: 

- Mọi phương diện tổ chức tác phẩm:

+ Thể thơ

+ Bố cục

+ Triển khai mạch cảm xúc

+ Vần, nhịp

+ Hình ảnh thơ

+ Biện pháp tu từ,...

+...

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Hãy hoàn thành bảng dưới đây ( làm vào vở)

 

Quê hương

Bếp lửa

Mùa xuân nho nhỏ

Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

 

 

 

Biện pháp tu từ chủ yếu

 

 

 

Cách gieo vần

 

 

 

Chủ đề

 

 

 

Cảm hứng chủ đạo

 

 

 

Phương pháp: 

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải: 

 

Quê hương

Bếp lửa

Mùa xuân nho nhỏ

Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

 

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

”Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

”Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen 

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

”Ôi kì lạ và thiêng liêng — bếp lửa!”.

”Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”

 

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Giọt long lanh

Ta làm

 

Biện pháp tu từ chủ yếu

Ẩn dụ, nhân hoá, ...

Ẩn dụ, điệp ngữ, điệp cấu trúc, ...

Ẩn dụ, điệp ngữ, điệp cấu trúc,...

Cách gieo vần

+ Gieo vần chân:

sông – hồng, giang – làng, trắng – nắng, xăm – nằm,

 về - nghe,

 vôi – khơi,

 cá – mã,

gió – đỗ.

 

Gieo vần chân và vần lưng: khói – đói mỏi – khói

Thế - về

Học – nhọc

Bà – xa

Rụi – lụi

Bùi - vui

Gieo vần chân:

+ Trời – rơi

+ Lao – sao

+ bình – mình- tình

Chủ đề

Tình yêu quê hương da diết của một con người đang xa quê hương

Bài thơ gợi lại những kỉ niệm đầy  xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Cảm hứng chủ đạo

Tình yêu quê hương da diết của một con người đang xa quê hương

Tình yêu thương với người bà của mình, nhớ về bếp lửa, nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu của một con người đang xa quê hương

Niềm xúc động mãnh liệt của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, cách mạng và khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời một cách chân thành, lặng lẽ.

 

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này.

Phương pháp: 

Dựa vào kiến thức đã học

Lời giải: 

- Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ: "Hổ mang bò trên núi".

=> Có hai cách hiểu khác nhau.

+ Cách hiểu thứ nhất “hổ mang” là tên của một loài rắn, “bò” có nghĩa là “trườn”, con rắn hổ mang đang trườn trên núi.

+ Cách hiểu thứ hai, “hổ” và “bò” là tên của hai loại động vật, “mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, con hổ đem con bò trên núi.

Như vậy, câu trên tùy theo cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau, điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm, tạo nên sự thú vị hơn cho câu nói.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Chỉ ra những yếu tố làm nên sự hài hoà về âm thanh trong hai dòng thơ dưới đây:

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

( Tố Hữu, Em ơi...Ba Lan...)

Phương pháp:

Xác định các yếu tố phép điệp vần và thanh điệu trong bài

Lời giải:

- Yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh là: Điệp vần

+ Vần “an”: “Lan”, “tan”, “tràn”

+ Vần “ương”: “đường”, “dương”, “sương”

Vần “ăng”: “trắng”, “nắng”

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ là gì?

Lời giải:

- Được tập làm thơ

- Học hỏi, tìm tòi được nhiều cách gieo vần và ngắt nhịp dựa trên các nguyên tắc.

- Có cơ hội tư duy, sáng tạo các hình ảnh trong bài thơ viết sao trọn vẹn ý trong 8 chữ.

Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?

Phương pháp: 

Dựa vào kiến thức đã học để làm bài.

Lời giải: 

Nội dung: Làm rõ được nội dung chính của bài thơ. Nêu được một số hình ảnh tiêu biểu và một số từ ngữ đặc sắc.

Hình thức:  Chú ý đến kết cấu của bài thơ, vai trò của việc sử dụng nghệ thuật trong bài là gì? Góp phần như nào trong việc thể hiện nội dung của bài thơ. 

Câu 7 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Thiết kết một tấm thẻ, trình bày những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn trong nhóm

Lời giải: 

Những điều nên làm

Những điều không nên làm

Chủ ý xác định đúng vấn đề cần bàn luận.

Thảo luận nhóm tránh lan man, không theo đúng đề bài

Đưa ra bằng chứng phù hợp, chính xác

Vấn đề đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi học sinh

Câu 8 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

Lời giải:

Để thể hiện tình yêu quê hương, em sẽ:

- Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành một công dân tốt trong xã hội.

- Giữ gìn và bảo vệ những truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.

- Vệ sinh khu phố mình đang ở cũng như xung quanh, hạn chế thả rác bừa bãi.

- Tuyên truyền việc tốt để các bạn nhỏ và mọi người thể hiện tình yêu quê hương đất nước… 

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan