Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập bài 2 trang 54 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan? Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác trong khi viết và chỉ các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

 

 

 

 

 

 

 

Ý nghĩa văn chương

 

 

 

 

 

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

 

 

 

 

 

Phương pháp: 

Xác định luận điểm trong bài và đưa ra nhận xét

Lời giải: 

Văn bản

Luận đề

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ”

Hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ

Luận điểm 1: hình ảnh bà Tú với chân dung một cuộc đời một duyên phận ở hai câu đề

Lí lẽ: Cuộc đời vất vả, quanh năm suốt tháng bươn chải kiếm sống nuôi đủ cả gia đình

- Bằng chứng:

+ Hai chữ “quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà gợi ra … thời gian

+ Khi chữ “một” trước chữ “chồng, ông Tú đã hạ bậc mình xuống hàng con.

+ Không chỉ đủ về số… đầu kia là một ông chồng

Luận điểm 2: Lòng thương xót của Tú Xương dành cho vợ của mình thông qua hai câu thực

 

Lí lẽ: Bà Tú hiện lên không chỉ nhọc nhằn mà còn nhục nhằn.

- Bằng chứng:

+ So sánh thân phận của bà Tú trong câu “Cái có lặn lội bờ sông” với câu “Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non” làm nổi bật tiếng lòng của ông Tú dành cho bà. Bà là người đảm đang tháo vát, thương khó tần tảo.

 

Luận điểm 3: Bà Tú đối với gia đình của mình ở hai câu luận

 

Lí lẽ:  Vẻ đẹp của Bà Tú là con người tình nghĩa, sâu đậm, thuỷ chung, nhu thuận. Bà là hình tượng của con người bổn phận

- Bằng chứng:

+ Đưa ra hình ảnh cò để gợi nhắc về người vợ lam lũ bình dị.

+ Sống trọn bổn phận: sống có nghĩa là xả thân vì người khác, xả kỉ, vị tha.

 

 

 

Ý nghĩa văn chương

Ý nghĩa của văn chương

Luận điểm 1:

Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.

Lí lẽ

Quan niệm trên là đúng nhưng không phải là duy nhất. Văn chương còn tạo ra sự sống

Bằng chứng

Tác giả lấy câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ để làm rõ luận điểm

Tác giả lấy ví dụ về Thuý Kiều của Nguyễn Du

Luận điểm 2: Văn chương gây cho những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

Lí lẽ

Văn chương cho ta những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng.

Bằng chứng

- Tác giả đưa lịch sử,  câu nói của nhà nghệ thuật nổi tiếng để phân tích

 

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi  nước

Luận điểm 1:

Nghĩa miêu tả của chiếc bánh trôi

Lí lẽ

Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi

Bằng chứng

- Tác giả đưa ra cách làm bánh trôi qua việc miêu tả quá trình ấy, qua đó thấy được Hồ Xuân Hương là một người am hiểu về miêu tả sự vật.

- Bánh trôi như có linh hồn hay chính Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào nó.

Luận điểm 2:

 Nghĩa ẩn dụ về con người

Lí lẽ

-  Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội cũ

Bằng chứng

- Tác giả phân tích bài thơ sử dụng các bằng chứng trong bài để chứng mình về lí lẽ trên

- Tác giả liên hệ tới thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ đó là phụ thuộc, long đong nhưng bản lĩnh của họ sẽ vượt lên trên cảnh ngộ, vẫn son sắt thuỷ chung...

Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành

Lời giải: 

Để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan ta cần xem xét và phân biệt mục đích của hai cách trình bày này: Cách trình bày vấn đề khách quan chỉ đưa thông tin, bằng chứng khách quan (số liệu, lời trích dẫn trực tiếp,…) nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các lập luận; Cách trình bày vấn đề chủ quan đưa ra ý kiến, đánh giá chủ quan, thể hiện rõ tình cảm, quan điểm của người viết nhằm tác động đến cảm xúc của người đọc, khơi gợi sự đồng cảm, quan tâm của người đọc đối với vấn đề.

Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc.

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành

Lời giải: 

- Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề được đặt ra trong văn bản có ý nghĩa sâu sắc với văn bản và người đọc.

+ Văn học phải nhìn nhận khách quan vì mỗi một người đọc lại có năng lực đọc hiểu khác nhau, nếu chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của bản thân thì tác phẩm văn học sẽ bị lãng quên, không còn trọn vẹn giá trị. Ví dụ khi xem xong kịch mà chỉ chú ý đến diễn viên có giọng hay, diễn xuất thần thái như nào thì sẽ không hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm là gì

+ Có thể thấy, tiếp nhận văn học không chỉ giúp tác phẩm, nhà văn có được chỗ đứng, mà còn giúp người đọc sống được nhiều cuộc đời. Nếu đã từng trải, có dịp chiêm nghiệm và nhận xét. Nếu chưa từng trải bao giờ, có dịp trải như chính cuộc đời mình. Từ đó tự quan sát, soi xét lại mình, thanh lọc bản thân để trở thành một con người tốt hơn. Văn học giáo dục con người là như vậy. Nhờ văn chương mà thay đổi được cả một lớp người, biến chuyển được cả một thời đại, cũng là nhờ những thần kỳ mà ta có được nhờ văn chương. Nói đến văn chương là nói đến tình cảm, mà tình cảm thì thấm sâu, thấm lâu. Những gì nhờ tình cảm mà có cũng được níu giữ lâu dài. Văn là tình, người cũng là tình, văn nhờ người mà sống, người cũng nhờ văn mà trở nên hoàn thiện, toàn vẹn hơn, ngày càng hướng đến chân – thiện – mỹ.

Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành

Lời giải: 

- Để tránh lỗi đạo văn, chúng ta cần trích dẫn chính xác và đúng quy định khi sử dụng lời nói, ý tưởng, quan điểm… của người khác.

- Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: ý trích dẫn (lời nói, ý tưởng, quan điểm, …), tác giả, tên tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản.

Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,…của người khác trong khi viết và chỉ các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành

Lời giải:

- Ví dụ: "Chúng ta phải hành động ngay lập tức để bảo vệ môi trường. Không có thời gian để chần chừ nữa", tuyên bố mạnh mẽ của nhà hoạt động môi trường.

Yếu tố tạo nên đó là đặt lời nói trong dấn ngoặc kép.

Câu 6 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Đối với văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?

Phương pháp: 

Sử dụng tri thức ngữ văn để thực hành

Lời giải: 

Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, ta cần lưu ý những việc sau khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

- Cần xác định chủ đề chính của tác phẩm là gì? Chủ đề ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…) và gợi ra thông điệp, suy nghĩ, tình cảm gì ở người đọc?

- Cần xác định và phân tích đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở những phương diện nào? Những nét đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện như thế nào trong tác phẩm? (với văn bản thơ: chú ý vần, nhịp, hình ảnh thơ, từ ngữ, biện pháp tu từ,…; với văn bản truyện: chú ý cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể, sự việc, chi tiết nghệ thuật,…).

Câu 7 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài ( ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận)

Phương pháp: 

Sử dụng trải nghiệm của bản thân để thực hiện 

Lời giải: 

- Ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận) là:

Trong bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu. Đồng chí là cùng chung ý tưởng, ý nghĩ và ý chí. Đồng thời nó cũng là cách mà những người lính gọi nhau trong đoàn đội. Với nhan đề, bài thơ đã nói lên được bản chất cách mạng của tình đồng chí và cũng nói lên ý nghĩa của tình đồng đội. Câu thớ thứ 7 trong bài thơ là một câu thơ đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong bố cục, trong mạch cảm xúc của bài và mang ý nghĩa sâu xa.

Lỗi lập luận ở ví dụ này là:

- Lỗi nêu luận điểm: Người viết chưa nếu được luận điểm khái quát về tác phẩm.

- Lỗi nêu luận cứ: Các luận cứ được đưa ra rất mơ hồ, vô định. Nội dung được đề cập tới trong các luận cứ chưa được rõ ràng như ở câu văn số 7, bị trùng lặp ý trong câu văn số 3.

Câu 8 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy,…) để giới thiệu một tác phẩm văn học giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương

Phương pháp: 

Sử dụng năng lực sáng tạo của bản thân để gửi gắm thông điệp tới mọi người.

Lời giải: 

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan