Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Ôn tập trang 32 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 11 CTST tập 2 Ôn tập bài Ôn tập. Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học. Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

Câu 1 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Lập bảng tóm tắt hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản truyện đã đọc trong bài học.

Phương pháp:

Từ nội dung của các văn bản truyện, chỉ ra hệ thống nhân vật, người kể chuyện và điểm nhìn chính của các văn bản.

Lời giải:

Văn bản

Nhân vật

 

Người kể chuyện

Điểm nhìn chính

Chiều sương

Chàng trai, lão Nhiệm Bình, ngư dân tàu ông Phó Nhụy và Xin Kính

Tác giả Bùi Hiển

- Đoạn đầu: nhân vật “chàng trai”

- Phần sau: Nhân vật “lão Nhiệm Bình”

Muối của rừng

Ông Diểu và gia đình nhà khỉ: khỉ đực, khỉ cái, khỉ con

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp

Người kể chuyện - Ngôi kể thứ ba

 

Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

Phương pháp:

Lựa chọn và đưa ra nhận xét của bản thân về một nhân vật gây ấn tượng cho mình trong văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) hoặc Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp).

Lời giải:

Nhận xét về nhân vật ông Diểu trong Muối của rừng:

- Ban đầu ông Diểu không coi thiên nhiên là thiên nhiên, mà soi chiếu thiên nhiên từ lăng kính con người. Ông trút lên chú khỉ tội nghiệp những hằn học mà ông mang từ xã hội vào trong rừng.

- Hành động tha mạng khỉ, nhân vật Diểu cho người đọc thấy rằng chúng ta còn một sự lựa chọn khác trong cách đối xử với thiên nhiên. Sự cứu rỗi bắt đầu từ sự thay đổi trong thái độ và góc nhìn với miền hoang dã.

-  Hình ảnh ông Diểu đi trong mưa xuân ẩm ướt giữa sắc hoa tử huyền chính là từ bỏ vị thế bá quyền để hòa hợp với tự nhiên.

Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Tìm ví dụ minh họa cho hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đảo trật tự từ ngữ, mở rộng khả năng kết hợp của từ và tách biệt.

Phương pháp:

Dựa vào những hiểu biết của bản thân về khái niệm, đặc điểm của các hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường để đưa ra ví dụ minh họa.

Lời giải:

Ví dụ minh họa cho hiện tượng phá vỡ những quy tắc thông thường:

- Đảo trật tự từ: 

“Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…”

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lai chen nhi vàng.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

- Mở rộng khả năng kết hợp của từ:

“Sóng vùng lên, cuốn réo, đuổi dồn nhau, va vào nhau tóe bọt, ngụp xuống, trào lên, đã lấy một sức mạnh hỗn độn và bất ngờ trong gió vừa cuồng lộng thổi” - “Nhưng rồi chiếc thuyền, rất khỏe, lại hếch cái mũi ướt sướt mướt, chờ mảng nước khác”.

- Hiện tượng tách biệt: “

“Xe sắp rẽ sang phố khác. Tôi ngoái lại nhìn. Ngôi nhà trầm mặc đứng. Cổ kính, rêu phong.”

Câu 4 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Phương pháp:

Từ kinh nghiệm viết bài của bản thân, rút ra những lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

Lời giải:

Những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là:

+ Đáp ứng đủ các yêu cầu của một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

+ Các lí lẽ, dẫn chứng phải phù hợp, chính xác và hấp dẫn người đọc.

Câu 5 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, bạn cần lưu ý những điều gì?

Phương pháp:

Từ bài viết và bài nói về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, đưa ra những lưu ý bản thân rút ra được.

Lời giải:

Khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, cần lưu ý những điều sau:

- Tổ chức bài nói thành ba phần: có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng.

- Tóm tắt hệ thống luận điểm bằng sơ đồ.

- Dự kiến các ý kiến trái chiều, câu hỏi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời.

- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ.

- Tương tác tích cực và có thái độ tôn trọng đối với người nghe.

- …

Câu 6 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai):

Theo bạn, vì sao chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và chung sống bằng cách nào?

Phương pháp:

Dựa vào nội dung và những thông điệp rút ra được từ văn bản Chiều sương (Bùi Hiển) và Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp),...để đưa ra lý do cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên và cách thức để chung sống.

Lời giải:

- Chúng ta cần chung sống hòa hợp với thiên nhiên vì:

+ Thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho con người và các loài vật khác trên Trái Đất: cung cấp khí oxi, thực phẩm…

+ Thiên nhiên ảnh hưởng và tác động rất nhiều trong đời sống của con người chúng ta: cây cối, nước, năng lượng…

+ …

- Có thể sống chung với thiên nhiên bằng cách:

+ Nâng cao nhận thức của bản thân từ đó hiểu hơn về ý nghĩa và vai trò của môi trường.

+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng: không săn bắn, không vứt rác bừa bãi…

+ …

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan