Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Phiếu học tập số 1 (Ôn tập học kì 2) ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn bài Phiếu học tập số 1 (Ôn tập học kì 2) SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 2 Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

1. Đọc

a. Đọc đoạn trích Lời giải thích của nhà khoa học

b. Chọn phương án đúng vào vở

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Đoạn trích lấy từ văn bản thuộc loại hay thể loại nào?

A. Văn bản nghị luận

B. Truyện khoa học viễn tưởng

C. Truyện đồng thoại

D. Văn bản thông tin

Đáp án: B

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Lời của nhà khoa học trong đoạn trích thể hiện khát vọng gì?

A. Khám phá đại dương và khai thác những nguồn lợi to lớn từ đại dương

B. Sửa chữa lại cấu trúc cơ thể của con người, giúp con người hoàn thiện hơn

C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương

D. Chiến thắng nước – một lực lượng hùng mạnh của thiên nhiên

Đáp án: C

c. Thực hiện bài tập

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Theo đoạn trích, nhận thức khoa học nào đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình?

Lời giải chi tiết: 

- Theo đoạn trích, nhận thức khoa học: con người chưa được hoàn thiện, trong quá trình tiến hóa, tuy con người có nhiều cái hơn tổ tiên nhưng lại mất đi nhiều cái mà tổ tiên có trong giai đoạn phát triển sơ khai của mình đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của ông.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Tìm trong đoạn trích những dấu hiệu hoặc căn cứ cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này.

Lời giải chi tiết:

- Những dấu hiệu hoặc căn cứ cho phép ta xác định được loại hay thể loại của văn bản chứa đựng chính đoạn trích này:

+ Yếu tố hư cấu: người cá Ích-chi-an, giáo sư làm phẫu thuật cho con cá heo, …

Câu 3 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) 

Trong đoạn trích có câu: "Là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá, Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn."

- Hãy viết lại câu văn trên theo một cấu trúc khác, không làm thay đổi nội dung thông báo chính trong câu.

- Chỉ ra điểm khác biệt về nghĩa giữa câu em vừa viết với câu văn gốc.

Lời giải chi tiết:

- Viết lại: Ích-chi-an không thể không cảm thấy cô đơn vì anh là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá.

- Điểm khác biệt: ở câu gốc thì nguyên nhân là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá dẫn đến kết quả: Ích-chi-an cảm thấy cô đơn; còn ở câu em viết lại thì đưa kết quả : Ích-chi-an cảm thấy cô đơn lên đầu câu rồi mới giải thích lí do.

Câu 4 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)

Nêu nhận xét về tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét về tính thuyết phục của lời giải thích được giáo sư Xan-va-tô đưa ra: Em thấy lời giải thích của giáo sư khá thuyết phục vì thật sự nếu hiểu và chế ngự được biển cả thì con người sẽ rất có lợi.

2. Viết

Từ những gợi ý của nội dung đoạn trích, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về chủ đề: Đại dương vẫy gọi.

Đoạn văn tham khảo

    Đại dương của chúng ta thật bao la, rộng lớn với nhiều loài sinh vật biển thú vị. Chúng ta cần trân trọng môi trường biển vì “Đại dương vẫy gọi” ta. Hiện nay, môi trường biển đang đối mặt với những nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng: tình trạng nước biển đen ngòm, xác động vật nổi lềnh phềnh trên mặt nước, mặt nước lênh láng những dầu biển, rác thải nhựa. Thực trạng đáng buồn này đang khiến cuộc sống con người chịu nhiều ảnh hưởng. Sự ô nhiễm của môi trường biển đã phần nào trở thành thước đo đánh giá sự phát triển của một quốc gia cũng như ý thức của con người. Vì thế, mỗi người cần phải ý thức mình để bảo vệ môi trường biển thông qua từng hành động dẫu nhỏ nhất để gìn giữ, phát triển đất nước Việt Nam ngày một tốt đẹp cho xứng danh: rừng vàng biển bạc. 

3. Nói và nghe

Phác thảo những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

I. Mở bài:

- Dẫn dắt vào đề tài nghị luận: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

II. Thân bài:

* Thực trạng

- Hiện nay, con người khai thác và sử dụng tài nguyên biển chưa hợp lí gây ô nhiễm môi trường biển. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

* Dẫn chứng

- Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

* Dẫn chứng

- Có hành vi sử dụng chất nổ, kích điện hay hóa chất độc hại làm thủy hải sản bị chết hàng loạt và một số loài có khả năng bị tuyệt chủng. 

- 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày. 

- Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 – 3, hơn 50 ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

* Nguyên nhân

- Do ý thức kém của con người.

- Sự quản lý của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lý.

* Hậu quả:

- Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

- Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

- Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

* Giải pháp:

- Nâng cao ý thức con người.

- Cần quy hoạch hoạt động đánh bắt thủy hải sản theo các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề,… Để tránh tình trạng khai thác tràn lan, không phù hợp và khó quản lí như hiện nay.

III. Kết bài:

- Để khai thác và bảo vệ môi trường biển, ta cần sự tham gia của toàn thể xã hội, từ cá nhân tới các tổ chức.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan