Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tây Tiến - Văn 12 Cánh Diều tập 1

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có cách kết hợp từ mới độc lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó? Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến.

I. Chuẩn bị:

Câu hỏi 1: (trang 124 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Tìm hiểu qua các tài liệu, sách, báo, Internet,… về tác giả Quang Dũng, về binh đoàn Tây Tiến và hoàn cảnh ra đời của bài Tây Tiến.

Lời giải:

*Tác giả Quang Dũng

- Quang Dũng (1921 – 1988) tên thật là Bùi Đình Diệm, quê tại Phượng Trì, huyện Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội).

- Ông là một nhà thơ Việt Nam nổi tiếng, cũng là một họa sĩ, nhạc sĩ

- Quang Dũng thuộc thế hệ các nhà thơ miền Bắc trưởng thành và nổi danh sau Cách mạng tháng Tám.

- Ông là tác giả của một số bài thơ nổi tiếng như “Tây tiến”, “Mắt người Sơn Tây”, “Đôi bờ”…

*Binh đoàn Tây Tiến

- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực lượng của quân đội Pháp ở Thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ của Việt Nam

- Địa bàn đóng quân và hoạt động của Trung Đoàn là một miền núi rộng lớn và hiểm trở của biên giới Việt – Lào gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Sầm Nức.

*Hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến”

- Bài thơ được viết vào năm 1948 khi Quang Dũng đang ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây tiến.

- Năm 1957, khi in lại trong tập “Mây đầu ô” tác giả đổi nhan đề bài thơ thành “Tây Tiến”

II. Đọc - hiểu:

Câu hỏi 1: (trang 123 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chú ý nét đặc sắc của khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiên nhiên đó

Lời giải:

Khung cảnh thiên nhiên: kì vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng cũng rất nên thơ

-Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn tây tiến – gợi cảm giác xa côi, heo hút

-Những con đường hành quân ở dốc núi hiểm trở: khúc khuỷu, thăm thăm, heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

-Rừng núi hoang dã chứa đầy bí ấn và sự đe dọa: sương lấp đoàn quân mỏi, thác gầm thét, cọp trêu người…

-Vẻ đẹp thơ mộng mềm mại, nên thơ “Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Hình ảnh người lính trên nền bối cảnh thiên nhiên đó:

-Tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, yêu đời: “đoàn quân mỏi” – hình ảnh thả thực chỉ đoàn quân mệt mỏi trên chặng đường hành động; “hoa về trong đêm hơi” là hình ảnh lãng mãn, thấy hoa nở giữa rừng

-Dũng cảm, bi tráng “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Người lính trong cuộc hành quân mệt mỏi giục vào súng mũ ngủ say sưa như quên hết sự đời hoặc cũng có thể hiểu người lính ngã xuống trong cuộc hành trình vì mệt mỏi, vì kiệt sức do những cơn sốt rét ác tính.

-Tình quân dân hòa hợp trong thời kì kháng chiến “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Câu hỏi 2: (trang 125 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Chú ý hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng con người 

Lời giải:

Hình ảnh thiên thiên “chiều sương ấy’, “hồn lau”, “hoa đong đưa” gợi ra không gian mênh mông, ảo mộng. Phép đảo ngữ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” thể hiện sự vắng vẻ, có chút nét đượm buồn.

Tâm trạng con người: Điệp ngữ “có thấy, có nhớ” thể hiện nỗi lưu luyến, nhớ nhung da diết. “Dáng người trên độc mộc” gợi tả dáng vẻ uyển chuyển, thướt tha với sự làm duyên của cánh hoa đong đưa theo dòng nước lũ.

Câu hỏi 3: (trang 125 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Hình dung hình tượng người lính Tây Tiến.

Lời giải:

Bức chân dung người lính hiện lên với vẻ đẹp hào hùng:

-“Không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vè sốt rụng hết tóc

-“Quân xanh màu lá”: Có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện

-“Dữ hùm” có oai phong dữ tợn như loài hồ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ

Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa:

-“Dáng kiều thơm”: là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây tiến đến người yêu, thật lãng mạn

-Quang Dũng đã nói đến sự hi sinh của người lính một cách bi tráng.

III. Sau khi đọc:

Câu hỏi 1: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Lúc đầu, bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó tác giả đổi thành Tây Tiến. Theo em, sự thay đổi đó có tác dụng gì?

Lời giải:

Sự thay đổi nhan đề từ “Nhớ Tây Tiến” thành Tây Tiến có thể phản ánh sự chuyển dịch trong tư duy và cảm xúc của tác giả Quang Dũng.

Ban đầu, “Nhớ Tây Tiến” có thể thể hiện nỗi nhớ, tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quãng thời gian ông cùng với đoàn quân Tây Tiến đã trải qua những khó khăn, thử thách của cuộc chiến.

Khi đổi thành “Tây Tiến”, nhan đề trở nên ngắn gọn và mạnh mẽ hơn, tập trung vào hành động, sự tiến bước của đoàn quân, thể hiện ý chí, quyết tâm của họ trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Điều này cũng phản ánh tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết liệt của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đó.

Câu hỏi 2: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn, chỉ ra mạch liên kết giữa các đoạn.

Lời giải:

- Bài thơ có thể chia thành 4 phần:

+ Phần 1: “Sông Mã… thơm nếp xôi”: Những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội

+ Phần 2: “Doanh trại… hoa đong đưa”: Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

+ Phần 3: “Tây Tiến đoàn… khúc độc hành”: Chân dung người lính Tây Tiến

+Phần 4: Còn lại: Lời thề gắn bó với đoàn quân Tây Tiến

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Mở đầu là nỗi nhớ, tiếp theo là những kỷ niệm của nhà thơ về Tây Tiến và kết thúc là lời khẳng định mãi gắn bó lòng mình với Tây Tiến.

Câu hỏi 3: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Cảnh vật thiên nhiên trong bài Tây Tiến có sự khác nhau như thế nào qua các đoạn thơ? Trên nền khung cảnh thiên nhiên ấy, hình ảnh đoàn quân Tây Tiến được gợi tả như thế nào?

Lời giải:

*Hình ảnh thiên nhiên

Đoạn 1: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc kì vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, hoang vu nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình:

- Các địa danh Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn tây tiến – gợi cảm giác xa côi, heo hút

- Những con đường hành quân ở dốc núi hiểm trở: khúc khuỷu, thăm thăm, heo hút cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

- Rừng núi hoang dã chứa đầy bí ấn và sự đe dọa: sương lấp đoàn quân mỏi, thác gầm thét, cọp trêu người…

- Cảnh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình “Mường Lát hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói”, “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Đoạn 2: Cảnh thiên nhiên Tây Bắc mộng mơ, huyền ảo, mê say, sâu lắng “hội đuốc hoa”, “xây hồn thơ”, “trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (thủ pháp nhân hóa khiến hình ảnh thơ trở nên trữ tình, thơ mộng hơn)

*Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến

- “Không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vè sốt rụng hết tóc

- “Quân xanh màu lá”: Có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện

- “Dữ hùm” có oai phong dữ tợn như loài hồ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ

- “Dáng kiều thơm” đây là hình ảnh những người con gái Hà Thành xinh đẹp. Ngày chiến đấu ngoan cường, tối về, người chiến sĩ vẫn một lòng hướng về hậu phương.

- “Súng ngửi trời”: miêu tả tư thế kiêu dũng, làm chủ của người chiến sĩ đồng thời thể hiện vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt của những người chiến sĩ.

- “Áo bào thay chiếu anh về đất” khắc họa sự hi sinh của người lính một cách thanh thản, thầm lặng và cao cả, gây xúc động lòng người, lay động thiên nhiên.

Câu hỏi 4: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và chất bi tráng của hình tượng người lính trong đoạn thơ: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Lời giải:

Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

-“không mọc tóc”: người lính đầu trọc (anh vệ trọc) vì sốt rụng hết tóc

-“Quân xanh màu lá”: Có thể hiểu là quân thiếu thốn nên da xanh xao, hoặc người lính phải dùng lá cây để ngụy trang tránh kẻ địch phát hiện

-“Dữ hùm” có oai phong dữ tợn như loài hồ báo rừng xanh. Đây là cách miêu tả ước lệ theo lối cổ

 -“Dáng kiều thơm”: là dáng người đẹp Hà Thành. Người lính Tây tiến đến người yêu, thật lãng mạn

=> Qua ngòi bút của Quang Dũng, những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Thực tế gian khổ thiếu thốn đã làm cho người lính da dẻ xanh xao, sốt rét làm họ trụi cả tóc. Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

Chất bi tráng về hình tượng người lính Tây Tiến:

-“Áo bào thay chiếu anh về đất”: Nơi chiến trường trận mạc, những người lính nằm xuống cũng chẳng có tấm chiếu manh để che đậy nhưng tác giả gọi áo người lính là “áo bào” để bày tỏ sự kính trọng.

-Nghệ thuật nói giảm nói tránh “anh về đất”; tiếng gầm của dòng sông như sự sẻ chia, đồng cảm của thiên nhiên “sông Mã gầm lên”. Và dòng sông Mã đã trân trọng đưa tiễn linh hồn người lính bằng cách tấu lên khúc nhạc trầm hùng. 

=> Tóm lại, hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phụ thuở xưa một đi không trở lại.

Câu hỏi 5: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Bài thơ Tây Tiến đậm chất nhạc, chất họa, có cách kết hợp từ mới độc lạ, độc đáo. Hãy phân tích những thành công nghệ thuật đó?

Lời giải:

Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc, với sự kết hợp tinh tế giữa chất nhạc và việc sử dụng từ ngữ mới lạ, độc đáo.

- Chất nhạc: Bài thơ có âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. Điều này tạo nên một giai điệu riêng, giúp bài thơ trở nên sinh động và cuốn hút

- Chất họa: Quang Dũng đã sử dụng ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Các hình ảnh trong bài thơ như khúc khuỷu, thăm thăm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống… được miêu tả một cách sinh động, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc về núi rừng Tây Bắc và cuộc sống của đoàn quân Tây Tiến.

- Sử dụng kết hợp từ mới lạ, độc đáo: Quang Dũng đã sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ. Ví dụ ông sử dụng từ “nhớ chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ da diết, cồn cào đến cháy bỏng. Sự kết hợp từ ngữ mới lạ, độc đáo này làm cho bài thơ trở nên phong phú và độc đáo.

- Sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn: Trong bài thơ, Quang Dũng đã kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực khi miêu tả cảnh vật thiên nhiên, cuộc sống khó khăn của đoàn quân và bút pháp lãng mạn khi miêu tả tình cảm, nỗi nhớ của người lính

=> Những thành công nghệ thuật đó đã góp phần làm nên giá trị của bài thơ “Tây Tiến”, khẳng định vị thế của nó trong văn học Việt Nam.

Câu hỏi 6: (trang 126 SGK Văn 12 Cánh Diều Tập 1)

Ghi lại cảm nhận của em về cảm hứng và bút pháp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

Lời giải:

- Cảm hứng lãng mạn: Nỗi nhớ ngập tràn theo dòng kí ức: tác giả nhớ rừng núi hoang vu, hiểm trở, dữ dội, nhớ những cảnh đẹp huyền ảo, nên thơ, đặc biệt là nhớ bước quân hành của đoàn quân Tây Tiến, nhớ gương mặt, ánh mắt, nhớ cả những hi sinh gian khổ, những giây phút đồng đội nằm xuống nơi biên cương.

- Bút pháp của Quang Dũng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn. Bút pháp lãng mạn là vượt lên trên thực tại (thường là khắc nghiệt) để vươn tới cái đẹp của lý tưởng, tìm cảm giác ở những nơi xứ lạ, phương xa hoặc thiên nhiên hùng vĩ, mĩ lệ, thơ mộng. Nhà thơ thường dùng các thủ pháp phóng đại, cường điệu, đối lập để tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ.

=> Nhận xét: Cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng tạo một dấu ấn đậm nét trong nền thơ Việt Nam thời kì chống thực dân Pháp. Với bút pháp lãng mạn, Quang Dũng mới phát huy được sở trường, hồn thơ của mình để đạt được thành công trong Tây Tiến, để lại cho đời một bài thơ bay bổng, say người, tràn đầy cảm hứng lãng mạn về hình ảnh một người lính đẹp và một chiến trường lịch sử hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan