Bài tập
1. Bài tập 1, trang 47, SGK.
2. Bài tập 2, trang 47 - 48, SGK.
3. Bài tập 3, trang 48, SGK.
4. Chỉ ra trạng ngữ trong các câu sau đây. Cho biết trong mỗi câu như vậy trạng ngữ có thể thay đổi vị trí như thế nào.
a) Cuộc sum họp của gia đình tôi, từ sau khi chị hai tôi đi lấy chồng, đã bắt đầu bằng không khí nặng nề như vậy.
(Nguyễn Lập Em)
b) Ông ta cũng như tôi, đang chẳng biết làm gì ngoài việc lơ đễnh nhìn cảnh nhốn nháo ở trong phòng đợi tàu.
(Tạ Duy Anh)
5*. Hãy cho biết trạng ngữ in đậm trong câu sau đây là trạng ngữ nguyên nhân hay mục đích. Qua bài tập này, em rút ra được nhận xét gì ?
Vì chị mà tôi đến đây.
6. Cho các câu sau đây :
- Chiều hôm trước, con cua biển trước khi về với sóng đã hốt hoảng kẹp vào tay nàng.
(Trần Thuỳ Mai, Thị trấn hoa quỳ vàng)
- Chúng ta nên bỏ con dế này vào cái lồng đựng châu chấu, rồi đem sang nhà Thịnh cho nó đánh nhau với anh dế bên ấy.
(Tô Hoài, Dê Mèn phiêu lưu kỉ)
a) Hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu.
b) Hãy nêu nhận xét về hình thức của trạng ngữ.
7. Cho đoạn trích sau đây :
Không, họ lại trở về. Một hôm, từ lúc trời vừa rựng sáng, đã nghe có tiếng lạt sạt trong cây. Bấy giờ, bác sẻ chưa trở dậy. Đến khi trở dậy ra đứng ngoài đầu ống, thì bác đã thấy vợ chồng gi đá đang nối đuôi nhau tha rác về cây hồng bì...
(Tô Hoài, Đôi chim gi đá)
a) Các trạng ngữ (in đậm) trên đây biểu thị nội dung gì ?
b) Giải thích tác dụng nối kết của các trạng ngữ trong đoạn trích.
Gợi ý làm bài
1. a) Trước hết, dựa trên những hiểu biết về ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ (xem Ghi nhớ, trang 39, SGK), có thể tìm được các trạng ngữ trong đoạn trích đã cho. Đó là các ngữ đoạn đứng đầu câu.
Muốn hiểu được công dụng của trạng ngữ, các em cần đọc kĩ đoạn trích để nắm được lập luận trong cả đoạn. Trạng ngữ đã góp phần thể hiện trình tự nối kết các luận cứ (Ở loại bài thứ nhất, [...], Ở loại bài thứ hai, [...]) với luận điểm (Kết hợp những bài này lại, ta được [...]).
b) Các em tự làm theo gợi ý ở phần a.
2. a) Bố cháu đã hi sinh. Năm 72.
Trạng ngữ Năm 72 được tách thành câu riêng nhằm nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật trong câu nói. Qua đó, người kể chuyện cũng bộc lộ cảm xúc của mình, có thể thấy sự xúc động đã khiến lời kể chuyện bị ngắt quãng.
b) Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối. Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn.”
Việc tách trạng ngữ (Trong lúc tiếng ờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn) thành câu riêng vừa có tác dụng làm nổi bật thông tin ở nòng cốt câu (Bốn người lính đều cúi đầu, tóc xoã gối), vừa có tác dụng nhấn mạnh thông tin về hoàn cảnh (Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn). Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến sự tương hợp giữa tâm trạng của những người lính và giai điệu buồn bã của tiếng đờn li biệt, bồn chồn bên ngoài.
3. Đây là bài tập đòi hỏi sự sáng tạo của HS. Có thể dùng những trạng ngữ thích hợp để bổ sung thông tin như : Tiếng Việt giàu đẹp như thế nào (trạng ngữ chỉ cách thức) ?, Vì sao nói tiếng Việt giàu (trạng ngữ chỉ nguyên nhân) ?, Vì sao nói tiếng Việt đẹp (trạng ngữ chỉ nguyên nhân) ?, Tiếng Việt là tiếng nói của người Việt Nam từ bao giờ (trạng ngữ chỉ thời gian) ?..
4. Lưu ý rằng trong những ví dụ đã cho, trạng ng đứng giữa chủ ngữ với vị ngữ và được đánh dấu bằng các quan hệ từ ; phân cách với chủ ngữ, vị ngữ bằng dấu phẩy.
Trong những câu này, trạng ngữ có thể thay đổi được vị trí, cụ thể là có thể chuyển lên đầu câu hay chuyển xuống cuối câu ; tuy vậy trạng ngữ đứng ở vị trí nào là phụ thuộc vào liên kết và mạch lạc của văn bản.
5*. Nghĩa của trạng ngữ trong câu đã cho là mơ hồ, vì có thể hiểu nó hoặc là trạng ngữ chỉ mục đích hoặc là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
Qua bài tập này, có thể rút ra nhận xét : Cùng một quan hệ từ (ở trường hợp đang xét là vì) có thể đứng trước nhiều loại trạng ngữ khác nhau.
6. a) HS cần dựa vào chức năng và hình thức của trạng ngữ để tìm đúng các trạng ngữ trong các câu đã cho.
b) Có hai nhận xét về hình thức của trạng ngữ :
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một dấu phẩy khi viết hoặc một quãng nghỉ khi nói.
7. a) Các trạng ngữ trong đoạn trích đều là các trạng ngữ chỉ thời gian.
b) Bằng cách chỉ ra quan hệ thời gian của các sự việc : quan hệ đồng thời ( một hôm - bấy giờ), quan hệ kế tiếp (bấy giờ - đến khi trở dậy), các trạng ngữ đã có tác dụng nối kết các câu trong đoạn với nhau về thời gian, góp phần làm cho đoạn văn được mạch lạc hơn.
Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Bài viết liên quan
Các bài khác cùng chuyên mục