Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông - Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 10 tập 2 Chân trời sáng tạo bài Thư lại dụ Vương Thông. Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi. Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này?

Trong bài viết, Nguyễn Trãi chỉ rõ nguyên tắc của người dùng binh là phải hiểu biết về thời và thế. Tác giả chỉ rõ cho tướng giặc biết thuật dùng binh bằng giọng điệu bề trên tỏ ý coi thường sự dốt nát của chúng: Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế... Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được? Nguyễn Trãi khẳng định đây là nguyên lý cơ bản có giá trị như một chân lí. Trên cơ sở phân tích thời, thế và sự tương quan giữa ta và địch, Nguyễn Trãi chỉ ra cho lũ tướng giặc thấy sáu cái cớ bại vong không thể tránh khỏi của chúng. Trong phần kết thúc bức thư, tác giả nêu ra hai khả năng cho các tướng giặc lựa chọn: một là đầu hàng, hai là mở cửa thành đem quân ra giao chiến với nghĩa quân Lam Sơn. Tuy nhiên, ông vẫn chỉ ra cho chúng thấy rằng đầu hàng là kế sách tốt nhất để đỡ hao binh tổn tướng.

I. Trước khi đọc

Câu hỏi:

Bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 57 của Nguyễn Trãi có câu: “Đao bút phải dùng tài đã vẹn”. Hình ảnh “đao bút” đã nói lên quan niệm gì về vai trò của nhà văn và văn chương trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm?

Phương pháp:

- Đọc lại bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 57 của Nguyễn Trãi.

- Chú ý hình ảnh “đao bút”.

Lời giải:

- Hình ảnh "đao bút" đã nói lên quan niệm về vai trò dùng văn chương làm sự đấu tranh của nhà văn trong hoàn cảnh đất nước có ngoại xâm. Đây là một quan niệm rất chính xác và đúng đắn.

II. Đọc Văn Bản

Câu 1.

Những từ nào được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này? Điều đó có ý nghĩa gì?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn 1.

- Chú ý từ được lặp lại nhiều lần.

Lời giải:

- Từ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn này: thời thế.

=> Việc nhắc lại từ thời thế nhiều lần cho thấy tác giả đang nhấn mạnh vào từ đó, để cho Vương Thông chú ý và hiểu được tình hình của quân mình trên đất ta.

Câu 2.

Tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm mục đích gì?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn 2.

- Chú ý chi tiết Nguyễn Trãi nhắc lại những chuyện xưa.

Lời giải:

- Việc tác giả nhắc đến những chuyện xưa nhằm cho Vương Thông hiểu được sự yếu kém của quân đội mình, cũng như hiểu được những thất bại thảm hại mà quân Minh phải chuốc lấy trên đất Đại Viêt.

Câu 3.

Chỉ ra các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Phương pháp:

- Đọc đoạn 3.

- Đánh dấu những nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Lời giải:

Các nguyên nhân tác giả cho rằng quân giặc tất yếu phải thua.

Yếu tố về thiên thời

- Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào lũy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết quân ốm.

Yếu tố về địa lợi

- "Nước xa không cứu được lửa gần", viện binh có đến thì cũng muôn phần phải thua, viện binh thua, bọn Vương Thông tất bị bắt.

- Đội quân hùng mạnh, tinh nhuệ, chiến mã khỏe của nhà Minh đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không giành cho việc xâm lược phương Nam mà cụ thể là Đại Việt.

Yếu tố về nhân hòa

- Không được lòng dân do luôn luôn động binh dao, liên tiếp bày đánh dẹp.

- Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến.

Yếu tố về cả thiên - địa - nhân:

- Nghĩa quân Lam Sơn trên dưới cùng lòng, hăng say tập luyện, khí giới tinh, vừa cày ruộng, vừa đánh giặc; Quân sĩ trong thành của Vương Thông lại đều mỏi mệt, tự chuốc lấy bại vong.

Câu 4.

Giải pháp tác giả đưa ra hợp lí như thế nào cho cả đôi bên?

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn văn cuối.

- Đánh dấu những giải pháp được tác giả đưa ra.

Lời giải:

Giải pháp:

- Phía quân Minh của Vương Thông:

+ Chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp để hàn gắn vết thương của nhân dân Đại Việt.

- Phía Đại Việt:

+ Giữ lễ, sẵn sàng nối lại sự hòa hảo

+ Sửa sang cầu đường, sắm sửa thuyền ghe để đưa cho quân Minh về nước yên ổn.

III. Sau khi đọc

Câu 1.

Cho biết mục đích và đối tượng của bức thư. Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng như thế nào? 

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản.

Lời giải:

- Mục đích: Thuyết phục quân giặc đầu hàng

- Đối tượng: Tổng binh Vương Thông và tướng giặc Minh, người được lệnh vua nhà Minh dẫn năm vạn quan sang cứu viên và đang bị quân ta vây hãm trong thành Đông Quan.

- Việc tác giả chọn cách nghị luận dưới hình thức một bức thư có tác dụng đánh vào mặt tâm lí vừa đánh vào mặt lí trị đối phương nhằm tăng hiệu quả cho bức thư dụ hàng tướng giặc.

Câu 2.

Trong đoạn trích dưới đây, câu văn nào nêu luận điểm, câu văn nào nêu lí lẽ, bằng chứng?

   Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được? 

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn văn trên.

- Đánh dấu câu văn nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.

Lời giải:

- Câu văn nào nêu luận điểm

+ “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.”

- Câu văn nào nêu lí lẽ

+ “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.”

- Câu văn nêu bằng chứng:

+ “Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?

Câu 3.

Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Hãy dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy điều đó. Theo bạn, vì sao việc nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này? 

Phương pháp:

- Đọc kĩ phần 2.

- Chú ý đoạn văn tác giả vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”.

Lời giải:

- Dẫn ra một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự trả giá của quân Minh là trái với “mệnh trời”

“Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy”, “huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!”

- Vì sao nói đến “mệnh trời” lại cần thiết trong bức thư này?

+ Vì triều đình phường Bắc luôn cho mình là “thiên triều”, tướng giặc Minh theo lệnh “thiên tử" thi hành “thiên mệnh” đem quân sang nước ta để giúp “phù Trần diệt Hồ”. Bọn giặc làm gì cũng nhận danh mệnh trời” nhưng thực ra đó là ngôn ngữ xảo trá, lừa bịp để cướp nước ta. Do đó, tác giả đã dùng cách "gây ông đập lưng ông”, vạch rõ sự chính danh và giả danh kèm theo chúng có thực tế khiến đối phương không thể biện bạch được.

Câu 4.

Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3. Điều gì đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này? 

Phương pháp:

- Đọc kĩ đoạn văn phần 3.

- Chú ý những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh.

Lời giải:

- Khái quát những nguyên nhân thất bại tất yếu của quân Minh mà tác giả đã vạch rõ trong phần 3:

+ Không được sự ủng hộ của 3 yếu tố: thiên thời - địa lợi – nhân hòa.

- Điều đã tạo nên tính chất đanh thép, quyết đoán trong phần này là:

+ Cách phân tích rõ ràng, xác đáng

+ Các nguyên nhân được sắp xếp theo trình tự hợp lí

+ Cách diễn đạt nêu nguyên nhân bằng những lí lẽ phân tích và dẫn chứng ra trước ròi mới kết lại bằng một câu rắn rỏi: “Đó là điều phải thua thứ…”

Câu 5.

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn nào? Từ đó, bạn hiểu gì về cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn? 

Phương pháp:

- Đọc kĩ phần 4.

- Đánh dấu những lựa chọn tác giả đưa ra dành cho Vương Thông.

Lời giải:

Trong phần 4, tác giả đã gợi ra cho Vương Thông những lựa chọn:

- Chấp nhận đầu hàng, nộp đầu tướng giặc Phương Chính, Mã Kỳ thì sẽ tránh được thương vong

- Không đầu hàng sẽ tiếp tục giao chiến chứ không được trốn tránh, hèn nhát,

=> Cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn thể hiện lập trường “chí nhân”, “đại nghĩa” lòng yêu chuộng hòa bình cao cả.

Câu 6.

Nêu những lưu ý trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận mà bạn rút ra được sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi. 

Phương pháp:

Đọc văn bản, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.

Lời giải:

- Những lưu ý em rút ra được trong cách đọc hiểu văn bản nghị luận sau khi đọc Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

+ Chú ý tìm ra các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng để thấy được sự liên kết của văn bản.

+ Cần hiểu được mục đích và đối tượng hướng đến của văn bản.

- Nghệ thuật viết văn nghị luận của Nguyễn Trãi.

+ Bố cục của bài văn chặt chẽ, mạch lạc

+ Các lí lẽ luôn đi kèm bằng chứng cụ thể có sức thuyết phục cao

+ Từ ngữ và các biện pháp tu từ được chọn lọc thích đáng phù hợp.

+ Lối viết thay đổi linh hoạt.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan