Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Hãy chuẩn bị một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết. Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?

* Trước khi đọc 

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Đọc trước văn bản Tiếng việt lớp trẻ bây giờ tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 

Phương pháp: 

Tìm kiếm các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 

Trả lời: 

- Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12. 

→ Văn bản thể hiện sự trong sáng là phẩm chất của tiếng Việt. Phẩm chất được thể hiện chủ yếu ở những phương diện như: tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt, sự không lai căng, pha tạp…

- Hội thảo khoa học Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy chuẩn bị một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết.

Phương pháp: 

Tìm kiếm các bài viết trên internet thiếu trong sáng của tiếng Việt hoặc trong đời sống thực tế em thường gặp. 

Trả lời: 

- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:

+ Trong chương trình truyền hình "Bài hát Việt", một nữ ca sĩ là giám khảo khen thí sinh: "Chị rất chúc mừng em đêm nay!". Trong trường hợp này, động từ "chúc mừng" không kết hợp được với từ chỉ mức độ "rất".

+ "Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2013 đã bắt giữ 187.280 chai, lon bia các loại tại Nghệ An, 21.109 chai lọn tại Hà Tĩnh, 98.445 chai lon tại Quảng Trị và 10.600 chai lon tại Kon Tum." (Bia lậu rầm rập tuồn về Việt Nam, VNN ngày 21-5). Cách diễn đạt khiến người đọc không thể xác định được 187.280 chai lon bia kia thu được ở miền Trung và Tây Nguyên hay ở Nghệ An?.

* Trong khi đọc 

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý nội dung sa pô.

Phương pháp: 

Đọc kĩ phần in đậm của đoạn đầu, chỉ ra nội dung.

Trả lời: 

Nội dung: Thái độ bất bình, khó chịu với lối nói, lối viết của giới trẻ hiện nay. 

Câu 2 (trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tìm hiểu các kí tự 8X, 9X, Y2K.

Phương pháp: 

Đọc kĩ nội dung phần đầu sau phần sa pô để hiểu kí tự.

Trả lời: 

- Cách hiểu: 

+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỷ XX.

+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, bắt đầu từ năm 2000.  

Câu 3 (trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các tiểu mục trong văn bản.

Phương pháp: 

Đọc toàn văn bản, chỉ ra các tiểu mục (câu văn ngăn cách các đoạn văn).

Trả lời: 

- Các tiểu mục: 

Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả…

…đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ.

→ Là một câu văn nhưng được tách ra làm hai vế để ngăn cách hai đoạn mang hai nội dung tương ứng. 

Câu 4 (trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?

Phương pháp: 

Đọc đoạn đầu của tiểu mục thứ nhất, chú ý trích dẫn về bài viết của Giâu.

Trả lời: 

Việc trích dẫn bài viết của Giâu để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ  phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả. 

Câu 5 (trang 113, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn sau đó và quan sát kĩ bức tranh để tìm ra nội dung.

Trả lời: 

- Tranh minh họa liên quan đến nội dung của bài viết: Giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả. 

+ Trong bức tranh dù nêu cao khẩu hiệu "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" nhưng chính chữ viết khẩu hiệu lại bị viết tắt, viết sai. 

Câu 6 (trang 114, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý các loại sáng tạo “lệch chuẩn” ngôn từ.

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn đầu sau tiểu mục thứ hai, để tìm ra các loại sáng tạo “lệch chuẩn”.

Trả lời: 

- Sáng tạo “lệch chuẩn”: 

+ Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ: a-kay với chim cú -) cay cú…

+ Sử dụng “tiếng lóng”.

+ Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loạn, khó kiểm soát. 

Câu 7 (trang 114, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Vì sao đây lại là điều đáng nói?

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn cuối của tiểu mục thứ hai để xác định điều đáng nói ở đây là gì và vì sao lại nói thế.

Trả lời: 

Điều đáng nói là sự kết hợp “teencode” và “tiếng lóng” tạo ra ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chung. Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường tạo nên teencode khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát.  

Câu 8 (trang 115, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Chú ý quan điểm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ. 

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn đầu của tiểu mục thứ ba để tìm ra quan điểm của người viết.

Trả lời: 

- Quan niệm của người viết: Chuyện giới trẻ tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta.

→ Người viết đưa ra quan niệm đây là chuyện bình thường có lợi cho sự sáng tạo của giới trẻ.  

Câu 9 (trang 115, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân biệt sự "đa dạng" và "hỗn tạp".

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn gần cuối của tiểu mục thứ ba và kết hợp với kiến thức thực tế để phân biệt.

Trả lời: 

- Phân biệt:

+ Đa dạng là sự phong phú của nhiều cá thể khác nhau trong một tập thể. 

+ Hỗn tạp là không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau. 

Câu 10 (trang 115, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?

Phương pháp: 

Đọc đoạn văn cuối của tiểu mục thứ ba, tìm ra được vấn đề. 

Trả lời: 

Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê "sáng tạo" lạ kỳ mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ. 

* Sau khi đọc 

Câu 1 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?

Phương pháp: 

Đọc toàn bài chú ý các tiểu mục và nội dung chính để tìm ra vấn đề và đối tượng.

Trả lời: 

Vấn đề mà văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ nói đến là hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt hiện nay. Giới trẻ là đối tượng liên quan

Câu 2 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?

Phương pháp: 

Đọc toàn bài chú ý các tiểu mục và xác định bố cục. Tìm ra các ví dụ và nhận xét cách dẫn ra ví dụ.

Trả lời: 

- Bài viết được triển khai qua 4 phần:

+ Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.

+ Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.

+ Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn

+ Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.

- Các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài đều là những câu chuyện, thông tin lấy từ thực tế cuộc sống, những việc đã và đang xảy ra.  

Câu 3 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, xác định được vấn đề và phân tích ý nghĩa. 

Trả lời: 

Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là vấn đề hiện trạng giới trẻ sử dụng Tiếng Việt. Một số bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang không ngừng sáng tạo ra những ngôn ngữ mới tạo ra sự hỗn loạn trong việc viết lách cũng như giao tiếp hàng ngày. Do mạng xã hội đang ngày càng phát triển cùng nhiều hình thức ngôn ngữ, khái niệm cũng phát triển, du nhập vào Việt Nam làm cho việc kiểm soát ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng là vô cùng khó khan. Văn bản như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh những bộ phận giới trẻ đang sáng tạo, sử dụng những ngôn ngữ cho riêng mình mà mải mê quê việc học tập trau dồi tiếng mẹ đẻ trong sáng.

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, chú phần cuối liên quan đến thái độ của người viết. Phân tích cụ thể. 

Trả lời: 

+ "...anh chàng Giâu đã "thâu tóm"....." → Từ "thâu tóm" thể hiện thái độ mỉa mai.

+ "nhiều từ mà các "cậu ấm cô chiêu"...." → Tác giả đang nói kháy những bạn trẻ tự cho mình là giỏi sáng tạo ra những từ ngữ lệch chuẩn.

+ "Tiếng Việt của giới trẻ đang là  một tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp". → Tác giả cho rằng ngôn ngữ của giới trẻ đang tạo ra sự hỗn tạp, người sử dụng phải cân nhắc lựa chọn kỹ.

+ "Cũng bởi bản chất....một trò chơi nhất thời,..." → Ngôn ngữ của giới trẻ chỉ là trò chơi, nổi một thời gian rồi lại chìm nghỉm không giá trị nào ngoài giải trí nhất thời.

+ "Thái quá bất cập....nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những "sáng tạo" kì lạ đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ." → Tác giả không hài lòng với việc mai mê sáng tạo lạ kỳ của bạn trẻ mà bỏ bê tiếng mẹ đẻ.

→ Tác giả cảm thấy việc "sáng tạo" ra ngôn ngữ mới của giới trẻ đang gây ảnh hưởng xấu tới xã hội. 

Câu 5 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Phương pháp: 

Đọc toàn bài, đưa ra thông tin và những nhận thức bổ ích em rút ra sau khi đọc văn bản.

Lấy ví dụ trong cuộc sống về việc sử dụng tiếng Việt. 

Trả lời: 

Văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” đã cung cấp những thông tin về việc giới trẻ hiện nay sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt như thế nào. Một số bộ phận giới trẻ đã và đang ra sức sáng tạo ngon ngữ riêng cho mình làm ảnh hưởng tới việc viết và giao tiếp với những người xung quanh, làm hỗn loạn cho người sử dụng. Qua văn bản “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” em biết được bản thân cần phải sử dụng Tiếng Việt một cách trong sáng, không sáng tạo làm mất đi nét trong sáng vốn có của Tiếng Việt, không nên sử dụng những từ ngữ sai lệch.

Do xu hướng kéo theo rất nhiều các bạn trẻ hiện nay sáng tạo ra những ngôn ngữ mới theo cách của riêng mình mà khiến người khác không thể hiểu nổi, đã có nhiều trường hợp xảy ra hiểu lầm không mong muốn do việc người dùng không nắm rõ nguồn gốc và cách sử dụng của từ ngữ đó. Ví dụ như điển hình như từ “gấu” trước đây người ta thường nghĩ tới loài động vật nhưng hiện nay được giới trẻ sử dụng với một ý nghĩa khác đó là để chỉ người yêu của một ai đó. Những ai không biết sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp thì sẽ bị gây hiểu lầm tỏng việc giao tiếp với nhau. 

Câu 6 (trang 116, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Phương pháp: 

Dựa vào những kiến thức đã tiếp thu được để triển khai thành đoạn văn.

Trả lời: 

Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, là một thứ tiếng vô cùng trong sáng và giàu đẹp của dân tộc Việt Nam. Hơn hết, nó chính là một trong những "của quý" của dân ta. Bởi lẽ đó, mà thanh niên nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung phải có trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của thứ tiếng cao quý ấy. Ngày nay, khi đất nước ta đã và đang hội nhập quốc tế sâu rộng, rất nhiều thứ tiếng lan tràn vào cuộc sống, xã hội, trong tiềm thức của mỗi người dân. Bởi lẽ đó, có nhiều bạn, nhiều người đã tiếp thu những thứ tiếng ấy. Trong quá trình ấy, nhiều bạn đã vô tình đánh mất đi sự trong sáng, giá trị của tiếng Việt. Hơn thế nữa, nhiều bạn còn "sáng chế" ra những câu nói rất thô tục, làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục của tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, mỗi người phải nâng cao nhận thức, tuyên truyền và không ngừng đấu tranh lại "sự biến hóa" của tiếng Việt. Thật vậy, đây chính là một trong những trách nhiệm cao cả mà đất nước đã giao phó cho mỗi con người. Hơn hết, hãy luôn nhớ rằng "Hòa nhập nhưng không hòa tan". 

 Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan