Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành đọc Qua Đèo Ngang trang 56 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn Văn 8 bài Thực hành đọc Qua Đèo Ngang trang 56 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức. Đề tài và các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ.

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện hể hiện tâm trạng cô đơn và nỗi hoài cổ của tác giả trước cảnh vật nơi đèo Ngang. Qua đó còn thể hiện được sự yêu mến non sông đất nước của tác giả. Cảnh vật trên đèo của tác giả mô tả vô cùng tiêu điều và hoang sơ. Qua đó cũng nói lên nỗi buồn cô đơn của nhà thơ.

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1):

Đề tài và các yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

- Đề tài: Thiên nhiên và quê hương đất nước

- Các yếu tố thi luật:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà, (vần)

   T      T   B      B        T     T  B

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. (vần)

  T   B     B     T   T   B      B

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

   B       B       T    T    B    B    T

Lác đác bên sông rợ mấy nhà. (vần)

  T     T    B     B    T    T     B

Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,

   T      T       B    B     B     T       T

Thương nhà, mỏi miệng cái da da. (vần)

   B          B     T      T        T  B   B

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước,

  B        B      T     T     B     B       T

Một mảnh tình riêng, ta với ta. (vần)

  T      T       B     B     B   T  B

+ Vần: bằng

+ Luật: trắc

+ Đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1):

 Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên.

- Thời gian: bóng xế tà (buổi chiều tà)

- Không gian: Đèo Ngang

- Âm thanh: con quốc quốc, cái gia gia

- Sự vật: Cỏ cây chen đá, lá chen hoa, chú tiều, chợ bên sông, con quốc quốc, cái gia gia, trời, non, nước.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1):

 Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ

- Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.

- Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn.

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn 8 KNTT Tập 1):

 Tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh và biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Từ tượng hình: lom khom, lác đác

- Từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia

=> Tác dụng:

- Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ nằm là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

- Bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan