Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 108 ngắn nhất Văn 7 tập 1 Cánh diều

Bình chọn:
2.7 trên 7 phiếu

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 108 SGK Văn 7 tập 1 Cánh diều ngắn gọn nhất. Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

Câu 1 (trang 108 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1)  

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong mỗi cụm danh từ đó.

a) Với hai lần bật cung liên tiếp, chú đã bắn gục hai tên địch. (Bùi Hồng)

b) Sau nghi lễ bái tổ, hai đô thực hiện nghi thức xe đài. (Phi Trường Giang)

c) Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. (Hội thi thổi cơm)

Trả lời: 

a. Trạng ngữ là cụm danh từ: Với hai lần bật cung liên tiếp

Danh từ trung tâm: bật cung

Các thành tố phụ: với, hai lần, liên tiếp

b. Trạng từ là cụm danh từ: Sau nghi lễ bái tổ

Danh từ trung tâm: nghi lễ

Thành tố phụ: sau, bái tổ

c. Trạng ngữ là cụm danh từ: Sau hồi trống lệnh

Danh từ trung tâm: hồi trống lệnh

Các thành tố phụ: sau

Câu 2 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Tìm trạng ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm danh từ đó.

a) Từ ngày công chúa bị mất tích, nhà vua vô cùng đau đớn. (Thạch Sanh)

b) Mỗi khi xuân về, những vùng quê trên đất Bắc Giang lại rộn ràng tiếng trống vật. (Phi Trường Giang)

c) Khi tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật “mình trần đóng khố”, chân quỳ vai sánh, hai tay chắp sườn. (Phi Trường Giang)

Trả lời:

         Yêu cầu
Câu

Trạng ngữ là cụm danh từ

Danh từ trung tâm

Thành tố phụ

Chủ

Vị

a

Từ ngày công chúa bị mất tích

Công chúa

Từ ngày công chúa

Bị mất tích

b

Mỗi khi xuân về

Xuân

Mỗi khi xuân

Về

c

Khi tiếng trống chầu vang lên

Tiếng trống

Khi tiếng trống chầu

Vang lên

Câu 3 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Tìm trạng ngữ là cụm chủ vị trong những câu dưới đây. Chỉ ra các kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ.

a) Tôi cũng đỡ phần nào áy náy vì chắc Trũi được vô sự. (Tô Hoài)

b) Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ)

c) Khi ấy, nhất thiết hai đô phải dùng trận đấu để cụ cầm chầy phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc. (Phí Trường Giang)

Trả lời: 

a. Trạng ngữ là cụm chủ vị: chắc Trũi được vô sự

Kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ: vì

b. Trạng từ là cụm chủ vị: tàu đang đỗ ở chỗ nước trong

Kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ: vì

c. Trạng từ là cụm chủ vị: cụ cầm chầu phân xử theo đúng luật lệ của vật dân tộc

Kết từ được dùng để nối trạng ngữ với vị ngữ: để

Câu 4 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) 

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Ca Huế, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ là cụm chủ vị.

Trả lời: 

Đọc văn bản ca Huế ở bài 5, em như cảm nhận được một sự trân trọng, nâng niu đối với một nét đẹp văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện qua sự chuẩn bị, những quy tắc, luật lệ mà tác giả nêu ra mà còn thể hiện trong cách diễn đạt trang trọng, cụ thể. Văn bản đã giúp ta hiểu thêm về loại hình nghệ thuật này, biết được giá trị, ý nghĩa văn hóa, lịch sử của nó. Qua đó, ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.

Sachbaitap.com

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan