Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 – Văn 10 Cánh Diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Soạn văn 10 Cánh Diều bài Thực hành tiếng Việt trang 54. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của chúng.

Câu 1. 

Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong mỗi cặp câu trích trong truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan dưới đây. Chúng có tác dụng gì, giống nhau và khác nhau như thế nào?

a1) Tôi nói với Ma sơ Giám đốc Cô nhi viện, người đàn bà mặc đồ đen, rằng do nhiệm vụ quân sự, chúng tôi sẽ ở lại đây.

a2) Tôi để Vinh, một biểu đội trưởng trinh sát già dặn ở lại đài quan sát rồi cùng các chiến sĩ bước theo Ma sơ.

b1) Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước 30 tháng 4, năm mười lính đứng trên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.

b2) Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thềm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội bộ.

Phương pháp:   

Xác định đúng yêu cầu và ôn lại những kiến thức về biện pháp chêm xen

Lời giải:

a. Chêm xen: phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh

- Tác dụng: bổ sung ý nghĩa

b. Chêm xen: rất có thể là ngày hôm nay

- Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu

Câu 2. 

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp chêm xen trong những ngữ liệu sau:

a) Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua chí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)

b) Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng suôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương bệnh tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sông lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)

c) Từ giờ phút này, nhà nguyện bị phong tỏa, xin Ma sơ thu xếp để tất cả mọi người, nhất là trẻ em, chuyển hết về đằng kia. – Tôi tuyên bố (Vũ Cao Phan)

d) Các chiến sĩ chinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điềgu ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp tất cả các dữ kiện được xâu lại và bật lên thông tin chủ yếu này: Ma sơ giám đốc đã giấu đi ai đó – những ai đó – trong nhà nguyện kia vào lức chúng tôi vừa hành quan đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)

Phương pháp: 

- Đọc và chú ý đến yêu cầu đề bài

- Ôn lại kiến thức chêm xen.

Lời giải: 

a. kết quả của tinh hoa bốn phương hội tụ

- Tác dụng: bổ sung ý nghĩa thông tin về người Hà Nội

b. một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật

=> Tác dụng: bổ sung thông tin ý nghĩa về “ông và dì”

Câu 3. 

Biện pháp chêm xen trong những câu dưới đây có tác dụng thể hiện nội tâm nhân vật như thế nào?

a) Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hướng thơm nói hộ tình yêu

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy...).

                                                                           (Phan Thị Thanh Nhàn)

b) Chí Phèo hình như đã trông thấy chiếc tuổi già của hắn đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau. (Nam Cao)

Phương pháp: 

Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm, xác định đúng yêu cầu bài

Lời giải: 

a. Biện pháp chêm xen giúp người đọc hiểu rõ được nội tâm, cảm xúc của người con gái khi bộc lộ tình cảm một cách kín đáo nhưng người con trai không nhận ra

b. Biện pháp chêm xen giúp bổ sung ý nghĩa và nhấn mạnh nỗi sợ của Chí Phèo khi nghĩ về tương lai.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) có sử dụng biện pháp chêm xen, sau đó, nhận xét về tác dụng tu từ của chúng.

Phương pháp: 

- Đọc và tìm hiểu kĩ đề bài

- Liên hệ với những kiến thức bên ngoài.

Lời giải: 

“Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng trước giặc Minh xâm lược. Bằng giọng văn hào hùng, mạnh mẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền độc lập của đất nước Đại Việt, tuyên bố chiến thắng của ta trước kẻ thù và thể hiện niềm tin về một tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Giọng điệu cùng cách lập luận chặt chẽ và những tình cảm sâu đậm được Nguyễn Trãi gửi gắm qua bài cáo đã tạo nên sức thuyết phục, ảnh hưởng mạnh mẽ của một “áng thiên cổ hùng văn” – bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

- Thành phần chêm xen: bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc

=> Bổ sung thông tin ý nghĩa về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”.

Sachbaitap.com 

Bài tiếp theo

Bài viết liên quan